CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1841 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về kiểm soát lợi ích nhóm ở Việt Nam / Lê Đinh Mùi // Nghề luật .- 2021 .- Số 01 .- Tr.20 – 25 .- 340

Lợi ích từ lâu đã được thừa nhận là động lực cho sự phát triển của xã hội. Kiểm soát lợi ích luôn là vấn đề có tính thời sự nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội. Trên thực tế bên cạnh tính tích cực của lợi ích nhóm, những tác động tiêu cực của lợi ích nhóm trong đó nhóm lợi ích đặc quyền, đặc lợi tác động tới quá trình hoạch định và thực thi chính sách của các cấp quản lý, của nhà nước gây không ít khó khan, cản trở sự phát triển lành mạnh của đất nước. Kiểm soát lợi ích nhóm theo nghĩa tiêu cực này cần được pháp luật điều chỉnh, nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời và khắc phục những hậu quả gây ra của nhóm lợi ích.

1842 Hợp đồng lao động điện tử - Những vấn đề pháp lí đặt ra và khả năng áp dụng vào thực tiễn / Đào Mộng Điệp // Luật học .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 74 – 92 .- 340

Phương tiện điện tử giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải các thông tin và là cơ sở để các bên sử dụng trong việc thiết lập quan hệ về thiwowmh mại hay dân sự. Dưới góc độ quan hệ lao động, lần đầu tiên, Bộ lao động ghi nhận một phương thức giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề pháp lí đặt ra đối với hợp đồng lao động điện tử và đánh giá những yêu cầu đặt ra khi áp dụng hợp đồng lao động điện tử vào thực tiễn, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hành lang pháp lí điều chỉnh hợp đồng lao động điện tử trong giai đoạn hiện nay.

1843 Nhận thức sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân / Phan Nhật Thanh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr. 1 – 9 .- 340

Đã có nhiều nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân được thực hiện. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau khi phân tích khái niệm và đặc điểm của quyền con người và quyền công dân. Khái niệm quyền con người khác với khái niệm quyền công dân bởi quyền công dân chỉ liên quan đến một nhóm đối tượng nhất định là công dân, trong khi đó, quyền con người là phổ biến hơn. Bài viết phân tích sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân.

1844 Những vấn đề pháp lý về Condotel / Lưu Quốc Thái // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.10 – 19 .- 340

Condotel (căn hộ khách sạn) bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2009 và tang trưởng không ngừng. Tuy nhiên, đến nay Nhà nước vẫn chưa có khung pháp luật đồng bộ, đầy đủ để điều chỉnh hoạt động quản lý cũng như kinh doanh loại bất động sản này. Sau sự cố dự án Condotel Cocobay Đà Nẵng, nhiều vấn đề pháp lý đã được đặt ra. Bài viết sẽ phân tích những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về Condotel và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện.

1845 Áp dụng tập quán có nội dung điều chỉnh mâu thuẫn với quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự / Nguyễn Hải An // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.20 – 32 .- 340

Tòa án chỉ áp dụng tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Hiện nay, tập quán không phù hợp hoặc mâu thuẫn với quy định của pháp luật vẫn tồn tại và đang điều chỉnh những quan hệ xã hội trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án đã thừa nhận sự tồn tại của những tập quán đó và tham khảo áp dụng, coi tập quán mâu thuẫn với quy định của pháp luật như một nguồn chứng cứ để từ đó đánh giá được bản chất của vụ án. Bài viết tập trung nghiên cứu những tập quán có nội dung điều chỉnh mâu thuẫn với quy định của pháp luật mà Tòa án tham khảo áp dụng.

1846 Điều kiện kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đã chuyển nhượng / Đặng Thanh Hoa, Huỳnh Quang Thuận // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.33 – 46 .- 340

Bài viết phân tích các điều kiện để cơ quan thi hành án dân sự tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đã chuyển nhượng cho người khác theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Từ đó, bài viết chỉ ra một số bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định nêu trên và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

1847 Một số điểm mới về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo bộ luật lao động năm 2019 và dự báo tác động đến doanh nghiệp / Nguyễn Thị Bích // .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.47 – 53 .- 340

Tác giả trình bày một số điểm mới về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo Bộ luật lao động năm 2019, đồng thời xem xét một số tác động của các quy định này đối với doanh nghiệp khi Bộ luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

1848 Xác định Quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài là thể nhân / Trần Thăng Long, Lê Minh Nhựt,Nguyễn Thị Như Hằng // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.54 – 66 .- 340

Bài viết tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quốc tịch của nhà đầu tư là thể nhân, tình trạng xung đột quốc tịch trong trường hợp nhà đầu tư này có nhiều quốc tịch. Từ đó đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia đàm phán, ký kết hoặc phê duyệt các điều ước quốc tế đa phương, song phương về đầu tư cũng như luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề xác định quốc tịch là thể nhân đồng thời giải quyết những vấn đề về xung đột quốc tịch khi giải quyết các tranh chấp quốc tế về đầu tư.

1849 Học thuyết “mối liên hệ gắn bó nhất” trong tư pháp quốc tế một số nước và Việt Nam / Phan Hoài Nam // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.67 – 77 .- 340

Học thuyết “mối liên hệ gắn bó nhất” là một nguyên tắc cơ bản trong tư pháp quốc tế. Lần đầu tiên, nội dung của học thuyết được ghi nhận vào một số điều khoản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 nhằm xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Bài viết tập trung nghiên cứu và so sánh cách thức quy định nội dung học thuyết này trong tư pháp quốc tế một số nước và Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện.

1850 Bồi thường thiệt hại tinh thần cho pháp nhân do hành vi vi phạm hợp đồng trong khuôn khổ GISG / Nguyễn Thị Hồng Trinh, Bùi Thị Quỳnh Trang // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.78 – 93 .- 340

Tác giả trình bày quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại tinh thần trên góc độ ủng hộ từ nhiều khía cạnh, kể cả lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra những vấn đề đặt ra khi thực hiện quyền bồi thường thiệt hại tinh thần cho pháp nhân do hành vi vi phạm hợp đồng và đè xuất một số giải pháp khắc phục.