CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1761 Chính sách phát triển nghề công chứng / Hoàng Văn Hữu // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 47 - 54 .- 340

Sau khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, trong đó đáng lưu ý là bãi bỏ các quy định về “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng” đã dẫn đến tình trạng việc thành lập mới, chuyển địa điểm trụ sở Văn phòng công chứng một cách tự do và cỏ xu hướng tập trung tại khu vực thành thị. Điều đó làm mất cân đổi trong việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng, ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ công chứng của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa; tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gãy ảnh hưởng đến chất lượng và thanh danh của nghề công chứng, đi ngược lại với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đây là vấn để không chỉ những người hành nghề công chứng đặc biệt quan tâm mà còn thu hút được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng, giới nghiên cứu, những người đang theo học tại các khóa đào tạo nghề công chứng. Trong bài viết này, tác giả làm rõ khái niệm về chính sách phát triển nghề công chứng, phân tích những bất cập của thực trạng pháp luật và thực trạng thực thi chính sách phát triển nghề công chứng từ khỉ Luật công chứng năm 2006 có hiệu lực cho đèn nay. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về chính sách phát triển nghề công chứng trong thời gian tới.

1762 Nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại / Đào Minh Hiếu // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 55 - 59 .- 340

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều điểm mới quy định chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết vụ án hình sự so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong đó có quy định về khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nhằm bảo vệ cũng như tôn trọng các quyền của bị hại trong vụ án hình sự. Sau hơn 2 năm áp dụng quy định này trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bộc lộ một số những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, tác giả nêu ra một số những khó khăn mà các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như bị hại gặp phải thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trong thời gian tới.

1763 Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng cảnh sát kinh tế với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai / Lại Sơn Tùng // .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 60 - 63 .- 340

Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong bài viết này, tác giả nêu ra những thủ đoạn phổ biến của tội phạm lãnh tế, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai trong thời gian vừa qua, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đấu tranh với tội phạm này trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng cảnh sát kinh tế với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực này trong thời gian tới.

1764 Đối tượng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới / Phạm Yến Nhi // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 72 - 77 .- 340

Thuê mua nhà ở xã hội, dù vẫn chưa phải là hình thức giao dịch phổ biến tại Việt Nam, nhưng lại là cơ hội hầu như duy nhất để sở hữu một bất động sản đổi với rất nhiều hộ gia đình và cá nhân có thu nhập hạn chế. Trong điều kiện thực tế cung không đủ cầu, việc lựa chọn đúng đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội là thật sự cần thiết. Bài viết giới thiệu những nội dung cơ bản về đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội tại Việt Nam và so sánh với quy định của một số quốc gia trên thế giới về các nội dung như điều kiện về chủ thể, điều kiện về tình trạng nhà ở, điều kiện về nơi cư trú và điều kiện về thu nhập của chủ thể được thuê mua nhà ở xã hội. Từ đó, tác giá bài viết gợi mở một số kinh nghiệm nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội tại Việt Nam.

1765 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tố tụng dân sự tại Vương Quốc Anh và một số bài học tham khảo cho Việt Nam / Lê Xuân Tùng // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 78 - 84 .- 340

Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đều được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Các nước Anh, Pháp, Mỹ đều có một điểm chung là mặc dù quy phạm xung đột dân chiêu đền việc áp dụng pháp luật nước ngoài, cơ quan xét xử của các nước trên vân có thê không áp dụng pháp luật trước ngoại nếu các bên đương sự không khởi xướng và chứng minh được việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết, không đưa ra được nội dung pháp luật nước ngoài cũng như các chứng cứ có liên quan. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào các khía cạnh của việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Vương quốc Anh và đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam.

1766 Hành nghề luật sư một số nước trên thế giới / Ngô Hoàng Oanh // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 85 - 90 .- 340

Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế, thương mại của các nước trên thế giới, đặc biệt sự phát triển kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay, các nghề nghiệp mang tính hỗ trợ cho sự phát triên kinh tê toàn cầu cũng được phát triển theo, trong đó phải kể đến nghề luật. Tuy mỗi nước có một hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng làm nên tính chất địa phương cao, nhưng việc hình thành và phát triển nghề luật của các nước lại có những đặc điểm mang tính khá tương đồng. Bài viết mô tả việc hành nghề luật sư của một số nước trên thế giới, trong đó nhấn mạnh các yếu tố như điều kiện để hành nghề luật, các hình thức hành nghề luật, luật điều chỉnh và các xu hướng phát triển nghề luật hiện nay tại một số nước.

1767 Hành lang pháp lý đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay / Đào Lộc Bình, Lê Thị Hằng // Nghề luật .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 3 - 7 .- 340

Thương mại điện tử ngày càng phát triển và là xu hướng tất yếu khách quan của hoạt động thương mại toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Để đảm bảo sự công bằng trong hoạt động thương mại, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử đã được Nhà nước Việt Nam ban hành tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của Internet ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ với quy mô và hình thức ngày càng đa dạng, phong phú.

1768 Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Minh Thúy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 96 - 103 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích về án lệ, thực tiễn áp dụng án lệ ở các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và rút ra một số gợi mở nhằm nâng cao chất lượng áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay.

1769 Nhà nước bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra: Quy định của pháp luật một số nước và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Tất Thành // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 104 - 108 .- 340

Bài viết phân tích các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về cơ chế nhà nước bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra, từ đó đưa ra các gợi ý, đề xuất để xây dựng cơ chế tương tự trong pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo hiệu quả bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

1770 Một số quy định của pháp luật về tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn theo pháp luật Việt Nam / Trần Ngọc Diệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 581 .- Tr. 109 - 111 .- 340

Bài viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện nay về kiểm soát loại tin nhắn này và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật.