CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1701 Giao quyền trong giải quyết khiếu nại theo pháp luật hiện hành / Bùi Thị Đào // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 13 (437) .- Tr. 15-20 .- 340

Trong giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện một số thẩm quyền được pháp luật quy định giao cho mình. Điều này là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khiếu nại. Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về một số quyền mà người giải quyết khiếu nại có thể giao cho người khác thực hiện, đồng thời quy định những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao quyền. Tuy nhiên, một số quy định trong các văn bản này vẫn còn bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện.

1702 “Thiên nga đen” – Covid-19 và cơ chế điều chỉnh của pháp luật hợp đồng Việt Nam / Đỗ Giang Nam, Trần Quang Cường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 13 (437) .- Tr. 21-32 .- 340

Từ góc độ pháp luật hợp đồng, sự xuất hiện của Covid-19 có thể được coi là một sự kiện bất ngờ tác động mạnh mẽ đến quan hệ hợp đồng của các bên. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích nội dung, ý nghĩa pháp lý của sự kiện bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản; và khả năng áp dụng các chế định này trong xử lý các tranh chấp hợp đồng chịu tác động của đại dịch Covid 19.

1703 Hoàn thiện quy định tại khoản 2 điều 100 Luật đất đai năm 2013/ / Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 13 (437) .- Tr. 33-40 .- 340

Trên cơ sở làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 như là một cơ chế công nhận quyền sử dụng đất, có bản chất pháp lý khác biệt với việc cấp giấy chứng nhận theo điểm c khoản 1 Điều 99, bài viết đặt ra những yêu cầu trong việc giải quyết các tranh chấp về giao dịch quyền sử dụng đất trong trường hợp người nhận chuyển quyền là người được nêu trong điều khoản, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện điều khoản này trong thời gian tới.

1704 Nâng cao năng lực của giáo viên dạy nghề kế toán doanh nghiệp trong thực hiện bài giảng kế toán theo phương pháp tiếp cận năng lực tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên / Nông Thị Phương Thu, Phạm Thị Minh Nguyệt, Dương Thu Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 43-45 .- 658

Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên là một trong những trường đào tạo nhiều ngành nghề đang xây dựng chương trình đào tạo ngành Kế toán doanh nghiệp đáp ứng chuẩn đầu ra của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp. Bài viết nghiên cứu các năng lực cần có của giáo viên dạy nghề Kế toán doanh nghiệp trong thực hiện bài giảng theo phương pháp tiếp cận năng lực, nâng lực của giáo viên dạy nghề Kế toán doanh nghiệp của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của giáo viên dạy nghề Kế toán doanh nghiệp trong thực hiện bài giảng kế toán theo phương pháp tiếp cận năng lực tại Nhà trường.

1705 Chính sách cho cơ chế tiếp cận và nghĩa vụ chia sẻ bằng sang chế vacxin phòng chống Covid -19 / Nguyễn Thái Cường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 13 (437) .- Tr. 41-46 .- 340

Trước bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành, việc nắm rõ những quy định của pháp luật quốc tế sẽ giúp Việt Nam có thể thương lượng tốt trên trường quốc tế để nắm lấy những cơ hội thông qua việc hoạch định những chính sách cụ thể nhằm tiếp cận đến nguồn Vaccine. Trong đó, việc xác định mối liên hệ phối hợp giữa cơ quan chủ quản là Bộ Y tế với các cơ quan trực thuộc là Cục y tế dự phòng, cơ quan kiểm soát bệnh tật CDC ở các địa phương cùng với việc đẩy mạnh việc chế tạo Vaccine phòng Covid-19 để có thể thực hiện tiêm chủng mở rộng là một điều cần thiết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các cơ chế tiếp cận Vaccine điều trị Covid -19, những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng sáng chế Vaccine và đề xuất chính sách tiếp cận Vaccine một cách hiệu quả nhất.

1706 Quy chế pháp lý của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp năm 2020 / Nguyễn Vinh Hưng, Nguyễn Văn Phước // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 4(247) .- Tr. 90-99 .- 340

Nghiên cứu về quy chế pháp lý của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, từ đó chỉ ra các hạn chế, bất cập và đề xuất một số kiến nghị.

1707 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những tác động tới pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Nhật // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 4(247) .- Tr. 68-81 .- 340

Tập trung làm rõ một số vấn đề về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những tác động tới pháp luật Việt Nam hiện nay, theo đó tác giả tập trung phân tích một số điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam và đề xuất một số yêu cầu để hoàn thiện pháp luật khi Việt Nam tham gia các hiệp định đó.

1708 Trung Quốc tăng cường lực lượng hải cảnh và một số tác động đối với khu vực / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 5(237) .- Tr. 50-61 .- 340

Bài viết tóm tắt những nét lớn về “Luật Cảnh sát biển” Trung Quốc, đồng thời khái quát những quan ngại sâu sắc của các nước ven Biển Đông và các nước lớn.

1709 Đảm bảo quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam / Nguyễn Sơn // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.23-28 .- 340

Đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp về bảo đảm quyền công dân (QCD) trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) ở Việt Nam hiện nay. Hoạt động của CQHCNN có sức tác động mạnh, nhanh nhất tới xã hội. Mọi quyết sách xuất phát từ các CQHCNN có tác động trực diện và tác động ngay tới đời sống xã hội; trong hoạt động của CQHCNN luôn tiềm ẩn các nguy cơ xâm phạm tới QCD. Việc đảm bảo thực hiện QCD những năm qua ở Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu và giải quyết, cả về phương diện cơ chế, pháp luật đến hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước nói chung và của CQHCNN nói riêng.

1710 Nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hồng Dương // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.34-39 .- 340

Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài, trên cơ sở đó đưa ra một số vấn đề cần được quan tâm hoàn thiện trong thời gian tới. Hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế đang bùng nổ trên toàn thế giới. Là một quốc gia có dân số khá trẻ và mong muốn thử nghiệm các “thương hiệu” mới, Việt Nam luôn là một điểm đến hấp dẫn đầy tiềm năng đối với các nhà nhượng quyền. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo môi trường thu hút đầu tư là vấn đề tiên quyết và cần thực hiện sớm.