CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1691 Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chiếm đất / Nguyễn Minh Thuy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 14 (437) .- Tr.49 - 53 .- 340
Thực tiễn ở nước ta cho thấy, chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, quy định của của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chiếm đất vẫn còn bất cập, gây trở ngại cho công tác xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết tập trung phân tích một số bất cập trong các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chiếm đất và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
1692 Vượt qua nghi ngờ hợp lý: Những tiêu chuẩn chứng minh trong tư pháp hình sự Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam / Võ Minh Kỳ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 14 (437) .- Tr.54 - 64 .- 340
Ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Khi và chỉ khi phía buộc tội thực hiện chứng minh tội phạm đạt hoặc qua ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh, thì người xét xử mới có thể tuyên phán quyết có tội. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa quy định về ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh. Bài viết phân tích ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh “vượt qua nghi ngờ hợp lý” của hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ và luận giải về khả năng áp dụng ngưỡng tiêu chuẩn này vào tố tụng hình sự Việt Nam.
1693 Lập pháp thời chuyển đổi số / Phạm Duy Nghĩa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 15 (439) .- Tr.3 - 7 .- 340
Sau đại dịch COVID-19, thế giới đang biến đổi thật nhanh. Trong số đó, đáng kể nhất là tốc độ và quy mô của chuyển đổi số. Vào năm 2025, rất có thể Việt Nam sẽ có mặt trong nhóm 50 quốc gia dẫn đầu thế giới trong chuyển đổi sang nền kinh tế số, xã hội số, và quản trị quốc gia sang thời đại số. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích tác động của chuyển đổi số đối với hoạt động lập pháp ở nước ta và đề xuất một số gợi ý nhằm biến chuyển đổi số thành lợi thế, tiện ích cho công tác lập pháp của người đại biểu.
1694 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về Trường tư thục / Bùi Xuân Hải // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 15 (439) .- Tr.8 - 13 .- 340
Hiện nay ở nước ta, các cơ sở giáo dục tư thục đang có vị trí, vai trò rất khiêm tốn trong hệ thống giáo dục quốc dân. Một trong số các nguyên nhân của thực trạng này là do những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về trường tư thục. Bài viết phân tích các hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về trường tư thục và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
1695 Chế định chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn trong pháp luật bảo hiểm tài sản / Nguyễn Thị Thủy, Đỗ Lệnh Quân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 15 (439) .- Tr.13 – 20 .- 340
Chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn là một chế định khá đặc thù trong bảo hiểm tài sản. Mục đích của chế định này là nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đòi lại khoản tiền bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm nếu tổn thất xảy ra do lỗi của người thứ ba. Việc bên được bảo hiểm phải chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi hoàn sang doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm đòi người thứ ba bồi hoàn khoản thiệt hại do lỗi của người thứ ba gây ra là hoàn toàn hợp lý về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn một số bất cập, gây trở ngại cho việc áp dụng chế định này trong thực tiễn.
1696 Phát triển bền vững làng nghề: Dưới góc nhìn thi hành pháp luật / Lê Thị Châu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 15 (439) .- Tr.21 – 27 .- 340
Làng nghề Việt Nam gắn liền với lịch sử của đất nước. Nó không chỉ lưu giữ những giá trị về lịch sử, văn hóa…mà đặc biệt hơn, những sản phẩm của Làng nghề gắn với cuộc sống từ ăn, mặc, ở, nghệ thuật, tâm linh…từ rất lâu đời của người Việt. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, nếu chỉ nhìn từ một góc độ, mọi sự cố gắng để lưu giữ, duy trì một chân dung nguyên bản, một chuẩn mực về làng nghề với những “lát cắt” sẽ lãng phí và không phù hợp. Việc bảo tồn, phát triển bền vững làng nghề cần lựa chọn sự điều chỉnh dung hòa cả về lịch sử, xã hội, kinh tế một cách hợp lý bằng pháp luật. Từ đó, thi hành pháp luật về làng nghề là một trong những yếu tố có khả năng từng bước thay đổi thói quen và dung hòa các yếu tố khác để bảo đảm phát triển bền vững làng nghề, là cơ sở để đưa sản phẩm của làng nghề vào hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.
1697 Vai trò của đại biểu Quốc hội đối với việc kiện toàn các chức danh trong bộ máy nhà nước tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới / Nguyễn Thị Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 12 (426) .- Tr. 3-7 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày về thẩm quyền của Quốc hội bầu, phê chuẩn các chức danh của bộ máy nhà nước; quy trình Quốc hội bầu, phê chuẩn các chức danh của bộ máy nhà nước; phân tích vai trò của đại biểu Quốc hội trong thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước về công tác nhân sự tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới nhằm cung cấp thêm thông tin phục vụ các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đặc biệt là các đại biểu Quốc hội trúng cử lần đầu trong việc xem xét, quyết định các chức danh của bộ máy nhà nước.
1698 Thẩm quyền của quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, cá nhân ở Trung ương ban hành / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 12 (436) .- Tr. 8-13 .- 340
Theo quy định của pháp luật, khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì phải bảo đảm tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Vấn đề có tính thực tiễn đặt ra là xử lý như thế nào đối với những văn bản quy phạm pháp luật có khiếm khuyết vì không tuân thủ yêu cầu của tính hợp pháp và tính hợp lý. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, cá nhânở trung ương ban hành, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện.
1699 Thực tiễn triển khai luật quản lý thuế năm 2019 và những vấn đề đặt ra / Nguyễn Văn Phụng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 760 .- Tr. 04-08 .- 343.04
Bài viết đánh giá thực tiễn triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế; những kết quả bước đầu cần ghi nhận, cũng như nhận diện những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong quá trình thực thi tuân thủ pháp luật thuế.
1700 Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động / Nguyễn Thế Mừng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 40-42 .- 340
Tại Việt Nam, pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động cho thấy đá có nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc trong nội dung các quy định pháp luật, còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, mức bồi thường thấp, chưa có cơ chế phòng ngừa tai nạn lao động hiệu quả.