CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1511 Thực tiễn thi hành Luật đất đai năm 2013 và những bất cập cần sửa đổi, bổ sung / Đặng Văn Cường, Hà Thị Khuyên // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 11 .- Tr.12 - 16 .- 346.597 043
Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các vấn đề liên quan đến đất đai, trải qua thực tiễn 08 năm thi hành Luật Đất đai 2013 đã giúp Đảng và Nhà nước ta thực hiện được các chính sách về đất đai, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, chính trong thực tiễn triển khai này, Luật Đất đai 2013 cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và sử dụng đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân... Bởi vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung Luật để phù hợp với thực tiễn chính sách về đất đai giai đoạn hiện tại.
1512 Mâu thuẫn khi xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính / Nguyễn Bỉnh Hiếu // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.17 - 16 .- 346.597 043
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn của TAND tối cao và thực tiễn áp dụng pháp luật khi xét xử của Tòa án xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (1) trong trường hợp đăng ký biến động là quyết định hành chính cá biệt. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn tồn tại một số bất cập, chưa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ pháp luật đất đai, cần được tiếp tục nghiên cứu và thảo luận.
1513 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất / Nguyễn Phương Chinh // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.21 - 24 .- 346.597 043
Việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cần thiết, không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một bộ phận quan trọng của ngành Luật đất đai, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện các qui định của pháp luật về qui hoạch sử dụng đất cũng bộc lộ nhiều hạn chế làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất.
1514 Một số kiến nghị về nội dung sửa đổi Luật đất đai năm 2013 / Cao Thị Hòa // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.25 - 26 .- 346.597 043
Luật Đất đai năm 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Sau 7 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 đã đem lại những hiệu quả tích cực. Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ một số bất cập cần được rà soát và sửa đổi để bảo đảm sự đồng bộ với các luật hiện hành và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Trước yêu cầu đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2022. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số nội dung, nhóm vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
1515 Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 / Nguyễn Tiến Mạnh // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.27 - 30 .- 346.597 043
Trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2013, các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai ít nhiều đã bộc lộ những điểm bất cập, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng đất và làm tăng hiệu quả quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước.
1516 Những điểm mới về quyền bào chữa của người bị buộc tội theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 / Tăng Văn Hoàng // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.39 - 41 .- 345.597002632
Quyền bào chữa là một trong những quyền năng quan trọng của người bị buộc tội mà nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, tạo cho họ khả năng bảo vệ trước sự buộc tội của cơ quan có thẩm quyền tiến hành Tố tụng Hình sự. Trong Tố tụng Hình sự, quyền bào chữa luôn gắn liền với người bị buộc tội, nhưng chỉ trở thành hiện thực khi người bị buộc tội thực hiện. Người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa bằng cách tự bào chữa hoặc nhờ Luật sư, người khác bào chữa và có thể kết hợp cả hai. Do vậy, việc người bị buộc tội tự bào chữa không loại trừ khả năng họ nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa và ngược lại.
1517 Ai bảo vệ quyền lợi luật sư khi hành nghề? / Đào Ngọc Lý // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.48 - 49 .- 346
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư, đã được quy định rõ trong Luật Luật sư năm 2006 ( sửa đổi năm 2012 ) và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
1518 Bàn về sự sẵn sàng của các chủ thể tham gia hoạt động cải cách hành chính Nhà nước / Nguyễn Ngọc Toán // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 18(442) .- Tr.13 - 17 .- 342.59706
Sự sẵn sàng tâm lý và chủ động tích cực tham gia cải cách hành chính nhà nước của các chủ thể trong hệ thống chính trị và các chủ thể có liên quan sẽ góp phần quan trọng cho cải cách hành chính nhà nước đạt kết quả tốt đẹp. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích một số khía cạnh liên quan đến sự sẵn sàng của các chủ thể tham gia cải cách hành chính nhà nước hiện nay và đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần khơi dậy sự sẵn sàng của các chủ thể chưa sẵn sàng cải cách hành chính nhà nước.
1519 ASEAN và vấn đề an ninh mạng / Đặng Nhật Duy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 18(442) .- Tr.18 - 24 .- 345.22
Trong những năm gần đây, an ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống mà các quốc gia thường xuyên phải đối mặt. ASEAN nhận thấy sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh mạng khỏi các mối đe dọa phổ biến như sự xâm nhập mạng xuyên quốc gia của các tổ chức tội phạm và khủng bố. Lý do vì không gian mạng không có biên giới lãnh thổ nên việc các quốc gia ban hành chính sách pháp luật đơn lẻ sẽ không thể giải quyết được những vấn đề an ninh mạng phát sinh trong thực tiễn. Chính vì vậy, vai trò của ASEAN là một cộng đồng chung trong việc đảm bảo an toàn trên không gian mạng cần được nâng cao hơn nữa.
1520 Một số vấn đề liên quan đến chủ thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân / Lương Nhật Quang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 18(442) .- Tr.25- 33 .- 346
Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các quy định và thực tiễn về chủ thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân dưới bốn góc độ là (i) năng lực chủ thể, (ii) thẩm quyền đại diện, (iii) trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch và (iv) tư cách tham gia tố tụng.