CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1501 Quy định về quyền bề mặt trong nội dung quy hoạch sử dụng đất các cấp / TS. Nguyễn Đắc Nhẫn // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 23 (373) .- Tr. 12-14 .- 340

Trình bày nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện nhằm nhằm thực hiện quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 về quyền bề mặt.

1502 Một số vấn đề về hòa giải tranh chấp đất đai / ThS. Nguyễn Văn Tám // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 23 (373) .- Tr. 21-23 .- 340

Phân tích các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức này trong giải quyết tranh chấp đất đai.

1503 Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa hành vi chống người thi hành công vụ liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng / ThS. Trịnh Khánh Linh, ThS. Nguyễn Huy Tuấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 21 (371) .- Tr. 56-57 .- 340

Nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện về đền bù, giải tỏa, tranh chấp đất đai dẫn đến gây rối, chống người thi hành công vụ; Giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi chống người thi hành công vụ liên quan đến các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.

1504 Một số vấn đề về thu hồi đất nông nghiệp / PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 21 (371) .- Tr. 10-12 .- 340

Đưa ra phương thức nhận diện về người nông dân và tranh chấp trong thu hồi đất đai, từ đó đề xuất một số khuyến nghị giải quyết vấn đề tranh chấp một cách thỏa đáng từ góc độ chính sách và pháp luật.

1505 Tồn tại, hạn chế của chính sách pháp luật đất đai về hợp tác xã và một số giải pháp ban đầu / Ngọc Yến // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 21 (371) .- Tr. 17-19 .- 340

Quy định của pháp luật đất đai liên quan đến hợp tác xã; Tồn tại, hạn chế của chính sách pháp luật đất đai hiện hành về hợp tác xã.

1506 Quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp năm 2013 và vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản / Lê Vũ Giang // Luật học .- 2021 .- Số 9(256) .- Tr.27 - 41 .- 346

Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự cơ bản của con người. Quyền sở hữu tài sản được ghi nhận trong pháp luật quốc gia với tư cách là quyền công dân. Việc luật hóa và xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất về quyền tài sản là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết phân tích quá trình hình thành, xu hướng phát triển của Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu tài sản; đánh giá thành tựu, thách thức của pháp luật Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền đối với tài sản.

1507 Những thách thức trong quá trình hài hòa hóa pháp luật ở ASEAN nhìn từ thực tiễn pháp luật về quyền con người / Lê Hồng Hạnh, Đoàn Trung Kiên // Luật học .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.3 - 18 .- 341.48

ộng đồng ASEAN (Cộng đồng) đang tìm kiếm những vấn đề pháp lý chung, cấp bách nhất để hài hòa. Tiến trình này phải dựa trên nền tảng các nguyên tắc, các qui định chung được các thành viên của Cộng đồng chấp nhận trong Hiến chương, công ước, các hiệp định khung hay các nghị định thư. Việc hài hòa hóa hài hòa hóa không chỉ có vai trò to lớn đối với các quốc ASEAN trong việc giải quyết các mối quan tâm chung, có ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia thành viên và của Cộng đồng mà còn có tác động lớn đến nhất thể hóa pháp luật hướng tới hệ thống pháp lí cộng đồng. Trong những lĩnh vực mà Cộng đồng có nhiều cơ hội để hài hòa hóa, tiến tới nhất thể hóa thì pháp luật đảm bảo quyền con người là lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện trước. Thực tế, sau khi Hiến chương ASEAN được thông qua, ASEAN đã nổ lực hài hòa hóa pháp luật về quyền con người. Tuy nhiên, có quá nhiều thách thức đối với tiến trình này. Bài viết nhận diện, phân tích một số thách thức đối với hài hòa hóa pháp luật ở ASEAN nhìn từ thực tiễn pháp luật về quyền con người.

1508 Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động / Bùi Thị Mừng // .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.79 - 87 .- 344.01597

Luật Bình đẳng giới năm 2006 qui định rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp này chưa hiệu quả, dẫn đến chêch lệch khoảng cách giới trong lĩnh vực lao động. Bài viết phân tích và chỉ ra những đặc trưng của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các biện pháp này; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới.

1509 Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện luật đất đai / Doãn Hồng Nhung // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.8 - 12 .- 346.597 043

Trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản đang chịu tác động rất lớn từ dịch Covid-19, việc Chính phủ rút đề án sửa đổi Luật Đất đai chuyển sang năm 2021 đã gây không ít hụt hẫng cho doanh nghiệp và người dân khi nhiều bất cập liên quan đến Luật Đất đai chưa được sửa đổi đã khiến doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận đất đai để hình thành dự án (1). Bất động sản là một lĩnh vực đặc thù, bị chi phối bởi rất nhiều luật liên quan, trong đó nền tảng là Luật Đất đai. Do đó, chính sách đất đai nói chung có tác động rất lớn đến sự tồn vong, phát triển của doanh nghiệp, thị trường bất động sản. Luật Đất đai đã ra đời hơn 30 năm, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay Luật Đất đai năm 2013 thực thi trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai vẫn còn hàng loạt bất cập, chồng chéo gây lúng túng trong quản lý, khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận đất đai để đầu tư, xây dựng các dự án đô thị…

1510 Làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai / Phan Trung Hòa // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.4 - 7 .- 346.597 043

Thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2013, cho thấy có rất nhiều vấn đề phát sinh về mặt quan điểm, nhận thức và thực tiễn thi hành về chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, được xác định là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia và là tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn lực quan trọng của đất nước. Trong định hướng 11 nhóm chính sách cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, tác giả đồng thuận với Tờ trình của Chính phủ là cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai, coi đây là một định hướng hoàn thiện chính sách về đất đai có tầm quan trọng hàng đầu. Bài viết phân tích, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai được dư luận và cử tri quan tâm.