CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1481 Bảo đảm nghĩa vụ bằng chuyển nhượng quyền sở hữu tại Nhật Bản và những gợi mở cho pháp luật Việt Nam / Liên Đăng Phước Hải, Trần Thị Thanh Thương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 10(248) .- Tr. 61-68 .- 340

Trong bối cảnh Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn về biện pháp bảo đảm trong Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam đã có những gợi mở về khả năng công nhận các biện pháp bảo đảm mới theo thỏa thuận của các bên, bài viết phân tích biện pháp bảo đảm bằng chuyển nhượng quyền sở hữu tại Nhật Bản, cũng như khả năng để công nhận và áp dụng theo Pháp luật Việt Nam.

1482 Khái quát chung về bộ luật dân sự Trung Quốc 2020 – Bộ luật dân sự đầu tiên sau bốn thập niên cải cách mở cửa / Nguyễn Ngọc Phương Hồng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 6(238) .- Tr. 18-30 .- 340

Cung cấp một số thông tin về lịch sử lập pháp và các nổ lực của Trung Quốc trong việc ban hành BLDS đầu tiên. Từ đó, phân tích kỹ thuật lập pháp, hệ tư tưởng ảnh hưởng cũng như một số quy định đáng chú ý ở bộ luật này.

1483 Điều kiện thành lập doanh nghiệp : nghiên cứu từ hệ thống pháp luật của một số nước Đông Nam Á / Cao Thùy Dương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 6(103) .- Tr. 46-54 .- 340

Nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp ở các nước Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan… Trên cơ sở đó, tác giả so sánh với các quy định tương ứng ở Việt Nam nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra những kết luận có thể tham khảo, học hỏi, góp phần xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

1484 Luật cơ bản về văn hóa nghệ thuật của Nhật Bản : nội dung và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Dương Đỗ Quyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 7(245) .- Tr. 43-52 .- 340

Trình bày những nội dung quan trọng của Luật cơ bản về chấn hung văn hóa nghệ thuật năm 2001, Luật sửa đổi năm 2017, những hạn chế và vấn đề đặt ra trong thực thi luật nhằm cung cấp một góc nhìn khái quát về trường hợp Nhật Bản và gợi mở những vấn đề chính sách liên quan của Việt Nam.

1485 Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt Nam : phân tích so sánh / Nguyễn Ngọc Nghiệp // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 7(245) .- Tr. 53-59 .- 340

Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong việc hiến định quyền con người, quyền công dân ở hai bản hiến pháp hiện hành của Nhật Bản và Việt Nam.

1486 Thực trạng phát triển du lịch Quốc tế của Myanmar trong những năm gần đây / Nguyễn Xuân Tùng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 6(255) .- Tr. 40-46 .- 910

Đề cập một số chính sách phát triển du lịch của Myanmar, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của quốc gia này trong thời gian gần đây và chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên con đường phát triển.

1487 Hoàn thiện các qui định của pháp luật tố tụng hình sự về cán bộ điều tra / Ngô Văn Vịnh, Nguyễn Thị Hải Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.13 - 17 .- 345.597002632

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định Cán bộ điều tra là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với những quy định mới, cụ thể. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 về Cán bộ điều tra còn bất cập, cần được tiếp tục hoàn thiện.

1488 Khám xét chỗ ở theo luật tố tụng hình sự Việt Nam / Lê Nguyên Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.18 - 26 .- 345.597002632

Khám xét là biện pháp điều tra phổ biến trong tố tụng hình sự và cũng dễ xung đột với quyền con người. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề cơ bản về biện pháp khám xét chỗ ở theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, bao gồm: căn cứ, thẩm quyền và một số thủ tục tiến hành khám xét và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

1489 Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo luật tố tụng hình sự Việt Nam / Trần Quốc Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.27 - 34 .- 345.5970026

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân trong luật tố tụng hình sự Việt Nam; phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân và chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này ở nước ta trong thời gian tới.

1490 Qui định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại, đương sự / Thái Chí Bình // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.35 - 38 .- 345.5970026

Trong phạm vibài viết này, tác giả trình bày, phân tíchnhững điểm mới trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại, đương sự; chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại, đương sự.