CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1461 Nhận diện và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong Luật cạnh tranh năm 2018 / Nguyễn Hoàn Hảo // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.51 - 57 .- 343.597 08

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là một trong ba hành vi hạn chế cạnh tranh gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, các hành vi vi phạm về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ngày càng tinh vi; việc phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Vì vậy, để phát hiện và điều tra, xử lý đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong thời gian tới cần có những chính sách hiệu quả hơn, đảm bảo tính phong ngừa và răn đen mạnh mẽ.

1462 Một số khía cạnh pháp lý trong lĩnh vực luật tư khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo / Nguyễn Thị Quế Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.3 - 14 .- 340

Trí tuệ nhân tạo là bước tiến mới của công nghệ kỹ thuật số và sẽ có tác động sâu sắc đến thế giới của chúng ta. Trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại những tác động to lớn về công nghệ, kinh tế và xã hội, đồng thời sẽ thay đổi cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và thực sự nó sẽ thay đổi cả cách sống của thế giới loài người. Nói cách khác, việc xem xét ứng dụng trí tuệ nhân tạo không đơn thuần chỉ trong khuôn khổ của một lĩnh vực mà cần phải được nhìn nhận trên phạm vi tương đối bao quát, trong đó có lĩnh vực pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ ra một số khoảng trống còn tồn tại trong điều chỉnh pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực luật tư, đối với hiện tượng mới này, như sự tụt hậu của các lý thuyết pháp lý truyền thống so với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thiếu các quy định của pháp luật trong tương tác giữa con người với trí tuệ nhân tạo, các vấn đề về tư cách pháp lý của trí tuệ nhân tạo, đạo đức và an ninh, dữ liệu cá nhân, các quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm pháp lý và vấn đề bất khả xâm phạm đối với đời sống cá nhân.

1463 Hoàn thiện các qui định của pháp luật về chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay / Bùi Đức Hiển // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.15 - 21 .- 346.597 043

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 5 năm 2023. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các quy định của Luật Đất đai năm 2013 về chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, chỉ ra một số bất cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

1464 Hoàn thiện các qui định của pháp luật trí tuệ về quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý / Nguyễn Thị Nguyệt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.22 - 26 .- 346.597048

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bàykhái niệm về chỉ dẫn địa lý và ý nghĩa của việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trong hoạt động thương mại; phân tích thực trạng các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về sử dụng chỉ dẫn địa lý, tập trung vào hai vấn đề chính: chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, điều kiện và thủ tục để được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

1465 Bảo đảm tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam nhìn từ góc độ pháp lý / Bùi Hữu Toàn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.27 - 35 .- 340

Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn trở thành rào cản phổ biến nhất khi thực hiện hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định về tiếp cận vốn cho hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, nhưng để tiếp cận nguồn vốn là chìa khoá thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, các quy định của pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.

1466 Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về hối lộ trong tình hình hiện nay / Vũ Việt Tường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.36 - 39 .- 345.597002632

Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành được ban hành năm 2015 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự năm 2015). Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích thực trạng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội phạm về hối lộ và đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy đinh này.

1467 Thẩm quyền giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ theo qui định của pháp luật hiện hành / Hoàng Nguyên Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.40 - 44 .- 344.59707

Giám sát, giáo dục là một trong những nội dung chủ yếu trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được quy định trong Bộ luật Hình sự và Luật Thi hành án hình sự. Bên cạnh ý thức tuân thủ của người chấp hành án, việc thực hiện tốt công tác giám sát, giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm án treo, cải tạo không giam giữ được thi hành nghiêm chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền giám sát giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, ban hành tại các thời điểm khác nhau. Điều này dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật về vấn đề này.

1468 Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội / Nông Đức Tài // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.45 - 49. .- 345.597002632

Dưới góc độ Luật hình sự, nhân thân người phạm tội được hiểu là “tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ”. Mặc dù nhân thân người phạm tội không phải là một yếu tố cấu thành tội phạm nhưng trong nhiều trường hợp, nó là dấu hiệu định tội, định khung và quyết định hình phạt. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự về nhân thân người phạm tội, chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện những hạn chế, bất cập đó.

1469 Kiểm soát giá thuê mua nhà ở xã hội ở xã hội ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới / Phạm Yến Nhi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.50 - 57 .- 346.597 043

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề liên quan đến cơ sở tính giá thuê mua nhà ở xã hội ở xã hội Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các qui định của pháp luật nhà ở về kiểm soát giá thuê mua nhà ở ta.

1470 Số hóa và thách thức đối với tư pháp quốc tế / Ngô Quốc Chiến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 23(447) .- Tr.3 - 10 .- 340.9

Nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là đi tìm cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp và luật áp dụng. Tòa án và các bên có một công cụ là quy phạm xung đột, được ví như chiếc “la bàn” của những người đi tìm luật. Các quy phạm xung đột truyền thống thường dựa trên một điểm định vị hữu hình - tài sản hữu hình, bất động sản, quốc tịch, nơi cư trú... Tuy nhiên, sự xuất hiện của Internet và công nghệ 4.0 đã làm cho thế giới không chỉ trở nên “phẳng” hơn, mà còn làm cho đời sống con người trở nên “ảo”. Bối cảnh số hóa đó buộc pháp luật nói chung và tư pháp quốc tế nói riêng phải có tư duy mới về cách phân loại tài sản và các chế định dành cho chúng. Đối với người đi tìm luật, những chiếc la bàn truyền thống giờ không còn đủ hữu hiệu nữa, thêm vào đó phải là những chiếc GPS cho phù hợp hơn với môi trường số. Các quy định của tư pháp quốc tế truyền thống dựa trên điểm định vị hữu hình về nơi xảy ra hành vi hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi vi phạm đó vốn không còn hoàn toàn phù hợp với đời sống dân sự hiện nay[1] và trở nên kém hiệu quả với sự xuất hiện của Internet vì các trang web không biết đến “đường biên giới” và kéo theo đó là các vi phạm gắn liền với chúng cũng không có “phạm vi lãnh thổ”.