Thực trạng thực hành trách nhiệm 26 xã hội tại các doanh nghiệp thuộc top Fortune Global và đề xuất cho một số quốc gia khu vực sông Mekong
Tác giả: Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Lan ChiTóm tắt:
Trong bối cảnh các vấn đề xã hội như biên đổi khí hậu, tham nhũng, bất bình đẳng,... trở nên bất ổn và khó kiểm soát, việc thực hiện sâu rộng trách nhiệm xã hội đang trở thành xu thế toàn cầu. Lĩnh vực này vừa là yếu cầu, vừa là nhu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập bởi những giả trị mà nó mang lại có ý nghĩa rất lớn cho cả bản thăn doanh nghiệp và các bên liên quan, rộng hơn là cho cả cộng đồng. Các doanh nghiệp tại các quốc gia khu vực sông Mekong, trong đó có Việt Nam đã có sự gia tăng về nhận thức trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) thời gian gần đây nhưng thực tế thực hành CSR ở các doanh nghiệp trong khu vực vẫn còn nhiều hạn chế và chưa mang tính đồng bộ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng thực hành trách nhiệm xã hội và kiểm tra tác động của điểm số ESG đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thuộc top 50 Fortune Global kết hợp với phân tích một số điểm nổi bật trong việc thực hành trách nhiệm xã hội tại các quốc gia khu vực sông Mekong, từ đó đưa ra đề xuất nhằm cải thiện hoạt động CSR nói chung tại các quốc gia này, giúp các doanh nghiệp trong khu vực đạt được kết quả tài chính tốt hơn trong tương lai và hướng tới phát triển bền vững.
- Vai trò của năng lực tri thức trong mối quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược và kết quả hoạt động của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Nỗ lực và kết quả công việc của lao động giao hàng công nghệ ở Việt Nam : vai trò của đặc điểm nhiệm vụ và động lực
- Phát triển ngân hàng bền vững tại Việt Nam dưới góc nhìn từ mô hình phát triển ngân hàng bền vững của các nước thành viên APEC
- Lý thuyết và khung tổng quan nghiên cứu về việc áp dụng cách thức lập dự toán dựa trên kết quả hoạt động tại cơ sở giáo dục công lập
- Tác động của đổi mới sáng tạo mở đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp