Triển khai kinh tế tuần hoàn tại một số quốc gia trên thế giới - Kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Phong, Trần Thị Mỹ LiênTóm tắt:
Trong vài năm gần đây, nền kinh tế tuần hoàn (Circular economy - CE) đang ngày càng được chú ý trên toàn thế giới như một cách để khắc phục mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại dựa trên tăng trưởng liên tục và tăng thông lượng tài nguyên. Bằng cách thúc đẩy việc áp dụng các mô hình sản xuất khép kín trong một hệ thống kinh tế, CE nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt tập trung vào chất thải đô thị và công nghiệp, nhằm đạt được sự cân bằng và hài hòa hơn giữa kinh tế, môi trường và xã hội. CE được xem là mô hình kinh doanh mới được kì vọng sẽ hướng đến phát triển bền vững và một xã hội hài hòa. CE thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên hợp lí, thân thiện hơn với môi trường nhằm thực hiện một nền kinh tế xanh hơn, đặc trưng bởi mô hình kinh doanh mới với những cơ hội việc làm mới, cũng như cải thiện phúc lợi, tác động rõ ràng đến công bằng trong và giữa các thế hệ về cả việc sử dụng và tiếp cận tài nguyên.
- Kinh nghiệm phát triển Bộ chỉ tiêu đo lường kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam
- Giảm phát thải, tối ưu tài nguyên trong ngành xi măng : thực tiễn từ Kê hoạch hành động kinh tế tuần hoàn của Liên minh châu Âu và khuyến nghị cho Việt Nam
- Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may và một số khuyến nghị
- Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp góp phần giảm ô nhiễm môi trường
- Chuyển đổi kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam : thuận lợi và một số kiến nghị