CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

  • Duyệt theo:
1 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp góp phần giảm ô nhiễm môi trường / Nguyễn Nguyên Cự, Nguyễn Thị Phương Mai // .- 2024 .- Kỳ II .- Tr. 120-124 .- 363

Làm sáng rõ những chủ trương phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của Việt Nam, thực trạng, khó khăn và những khuyến nghị.

2 Chuyển đổi kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam : thuận lợi và một số kiến nghị / La Văn Thủy, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Quế // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 65-67 .- 330

Kết quả nghiên cứu cho thấy thuận lợi đễn từ chính sách bảo vệ môi trường, đường lối chủ trương của Đảng đã được triển khai đồng bộ trong những năm qua, cách mạng công nghệ 4.0 và việc tham gia hội nhập kinh tế tài chính sâu rộng. Tuy nhiên, mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn như cơ chế, chính sách, nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đổi. Từ đó, khuyến nghị một số nhóm giải pháp liên quan nhằm góp phần giải quyết các khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn và mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới.

3 Phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đặng Công Hùng // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 88-91 .- 330

Nghiên cứu này phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia hiện nay và rút ra bài học cho Việt Nam nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.

4 Vận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp / Vòng Thình Nam, Trần Đình Lâm Anh // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 88-92 .- 330

Phân tích thực trạng vận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, chế biến cá tra tại Tỉnh Đồng Tháp, xác định những vấn đề tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp vận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cá tra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành cá tra tại tỉnh Đồng Tháp.

5 Thách thức từ ô nhiễm nhựa với bài toán chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn / Nguyên An // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 42-43 .- 363

Trình bày về thực trạng công nghệ sản xuất nhựa tại Việt Nam và đưa ra giải pháp thúc đẩy áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.

6 Phát triển thị trường chứng khoán xanh góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Nguyễn Thị Ngân // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 73 - 75 .- 658

Bài viết đánh giá những khó khăn hạn chế thị trường chứng khoán xanh ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán xanh góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

7 Pháp luật về kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam / Kiều Thị Phương Hoa, Trần Thị An Tuệ // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 181-184 .- 346.5970702632

Nhật Bản là quốc gia thứ hai trên thế giới ban hành luật điều chỉnh kinh tế tuần hoàn. Đến nay, việc thực hiện luật này đã đem lại nhiều thành tựu cho nền kinh tế Nhật Bản, giúp nước này chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế tuyến tính để dần dần đạt đến nền kinh tế tuần hoàn. Quá trình chuyển đổi của Nhật Bản đã để lại cho thế giới nhiều bài học trong việc xây dựng chính sách, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn còn khá mới mẻ, vẫn chưa tạo được hành lang pháp lý đảm bảo việc thực hiện hiệu quả mô hình này. Bài viết này cung cấp hiểu biết về hệ thống pháp luật kinh tế tuần hoàn tại Nhật Bản và từ đó đưa ra một số khuyến nghị, gợi ý trong việc xây dựng, hoàn thiện về mô hình kinh tế này tại Việt Nam.

8 Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội và thách thức trong việc thực thi vai trò và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Hồng, Bùi Thái Quang, Đỗ Huy Cường // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 61-65 .- 330

Kinh tế tuần hoàn hướng đến việc kéo dài vòng đời sản phẩm và giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bài viết này phân tích sự khác biệt giữa nền kinh tế tuyến tính truyền thống với nền kinh tế tuần hoàn, xác định vai trò của Hải quan và những thách thức trong nghiệp vụ Hải quan trong nền kinh tế tuần hoàn. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thực thi vai trò và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong việc hỗ trợ thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo yêu cầu Chiến lược Phát triển Hải quan đến 2030 và Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2050.

9 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực chế biến, hướng đến phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam / Bùi Thị Xuân Hương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 79-82 .- 330

Cà phê là một trong những loại thức uống được yêu thích trên thế giới và ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình chế biến cà phê hiện nay tạo ra một lượnglớn nguyên liệu bị thải bỏ gây lãng phí và đang gây ra một số vấn đề môi trường nghiêm trọng. Do vậy, phát triển kinh tế tuần hoàn với mục tiêu tập trung vào ba khía cạnh chính: Tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải từ quá trình chế biến cà phê chính là nhằm tối ưu hóa nguồn nguyên liệu, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành cà phê.

10 Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Phan Thị Ái, Trần Nữ Hồng Nhung // .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 53 - 56 .- 332

Bài viết tìm hiểu một số vấn đề về phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.