Ngân hàng thương mại Việt Nam với hành trình trung hòa carbon
Tác giả: Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Phương UyênTóm tắt:
Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính thân thiện với môi trường không chỉ giảm thiểu tác động của suy thoái môi trường mà còn là một lợi thế của ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế và cung cấp các dịch vụ tài chính mới cho khách hàng. Bài viết nghiên cứu về “Hành trình xanh" của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Các NHTM đã đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường cung cấp các sản phẩm xanh, nhất là cho vay xanh với tăng trưởng trung bình 23% năm trong giai đoạn 2017 - 2022. Bản thân các ngân hàng đã tích cực thực hiện các cam kết về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG), triển khai số hóa, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng chủ động tiết kiệm giấy, mực nhằm giảm thiểu lượng giấy sử dụng, giảm lượng khí thải CO2 vào môi trường. Tuy nhiên, các dịch vụ được cung cấp còn khá khiêm tốn về chủng loại và quy mô. Vào cuối năm 2022, dư nợ tín dụng phân bổ các dự án xanh đạt hơn 500 nghìn tỉ đồng (chiếm hơn 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế). Nghiên cứu cũng gợi ý các NHTM cần phải đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy quản lí rủi ro khí hậu và môi trường cho các khoản tài trợ của mình, đáp ứng các chuẩn xanh của các nhà tài trợ xanh để có thể trở thành ngân hàng xanh và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
- Một số phương pháp rửa đất phù hợp loại bỏ thủy ngân và bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gắn với phát triển bền vững
- Du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường, tiến tới đạt được các mục tiêu của Net Zero
- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gắn với phát triển bền vững
- Hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam