CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng xanh

  • Duyệt theo:
1 Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại ngân hàng BIDV / Tôn Thất Viên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 89-92 .- 332.04

Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô, làm cho cường độ phát thải carbon của nước ta ảnh hưởng đến môi trường một cách trầm trọng. Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế là vấn đề cấp thiết. Bài viết đánh giá kết quả thực hiện và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên cơ sở sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát khách hàng doanh nghiệp với 127 phiếu hợp lệ.

2 Ngân hàng xanh hướng tới tăng trưởng bền vững / Nguyễn Công Thái, Hà Hải Nguyệt, Đậu Nguyễn Thảo Vy // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 139-150 .- 332.12

Bài viết phân tích thực trạng và kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh ở các nước trên thế giới, chia thành 2 nhóm chính: các nước phát triển (Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc) và các nước đang phát triển (Bangladesh, Philippines). Qua đó, đưa ra những bài học, đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh và tín dụng xanh cho mục tiêu tăng trưởng bền vững tại Việt nam, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường nhận thức của người tiêu dung về việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và sự hỗ trợ quan trọng của Chính phủ.

3 Thông điệp từ áp dụng ESG trong ngành Ngân hàng / Nguyễn Minh Phong, ThS. Nguyễn Trần Minh Trí, Nguyễn Thị Duyên // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 41-45 .- 332

Tiêu chuẩn bền vững hiện được xem là một trong những vấn đề cấp bách nhất của thời đại. Ngày càng nhiều tổ chức tài chính áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG: Environmental - Social - Governance) vào hoạt động thực tiễn của mình để hướng tới thông điệp chung tay vì sự phát triển bền vững. Theo nghiên cứu của Tổ chức DARA International, Việt Nam là quốc gia có thể chịu tổn thất khoảng 15 tỉ USD/năm do biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 5% GDP. Việc áp dụng các tiêu chí ESG là giải pháp để ngành Ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như nâng cao uy tín, vị thế của mình cả trong nước và quốc tế.

4 Thực thi ESG tại BIDV: Thuận lợi, khó khăn và một số đề xuất, kiến nghị / Lê Ngọc Lâm // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 46-53 .- 332

Thời gian gần đây, phát triển bền vững và thực hành ESG (E - Environmental: Môi trường; S - Social: Xã hội và G - Governance: Quản trị) đang là một trong những trọng tâm, trụ cột ưu tiên hàng đầu của Chiến lược phát triển trung, dài hạn của các quốc gia, ngân hàng trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành nói chung và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nói riêng ngày càng quan tâm, triển khai nhiều hoạt động để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững. Trong xu hướng chung đó, nhu cầu phát triển xanh, bền vững và thực hành ESG đã được các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức tín dụng (TCTD) nhận thức và từng bước triển khai. Tuy nhiên, việc phát triển các hoạt động liên quan tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam còn nhiều khó khăn. Bài viết này nghiên cứu:(i) Bối cảnh, xu hướng phát triển ngân hàng xanh, bền vững và thực hành ESG trên thế giới và tại Việt Nam; (ii) Thực trạng thực thi ESG tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhận định những thuận lợi - khó khăn; từ đó (iii) Gợi mở một số đề xuất, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền.

5 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho tài chính xanh, tín dụng xanh trong các ngân hàng tại Việt Nam / Khúc Thế Anh // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 54-60 .- 332

Bài viết đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tài chính tín dụng xanh tại Việt Nam. Đối với hệ thống pháp luật, các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành, lĩnh vực xanh vẫn chưa được thống nhất để có thể áp dụng chung trên cả nước. Lĩnh vực xanh hiện vẫn thiếu khung khổ pháp lí, các tiêu chí đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh; các phương án kinh doanh cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe về bảo vệ môi trường, các thủ tục vay vốn phức tạp. Đối với nguồn lực và hệ thống giám sát thực thi, nhận thức và năng lực của các tổ chức tín dụng trong phát triển các sản phẩm tín dụng xanh mới ở bước đầu và còn hạn chế. Mô hình giám sát tài chính phân tán theo chuyên ngành nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính, chưa có đầu mối mang tính tích hợp để giám sát toàn diện hoạt động của thị trường tài chính, theo dõi sự luân chuyển của dòng tiền, của các hoạt động đầu tư chéo, sở hữu chéo và các giao dịch ngân hàng ngầm.

6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngân hàng xanh trong bối cảnh hậu Covid-19 ở Việt Nam / Phan Chung Thuỷ, Lê Văn Lâm, Lê Minh Triết, Nguyễn Thị Minh Nhã // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 88-101 .- 332.12

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức, hiệp hội quốc tế về NHX và PTBV là các yếu tố căn bản cho sự phát triển NHX, trong khi đó sự cam kết mạnh mẽ từ ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố chính bên trong. Nghiên cứu cũng cho thấy, đại dịch Covid-19 cũng có tác động đến sự phát triển NHX theo cả hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Kết quả nghiên cứu bổ sung bằng chứng thực nghiệm về sự phát triển của NHX và là cơ sở tham khảo cho các cơ quan ban ngành và nhà quản trị ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển NHX hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và PTBV tại Việt Nam.

7 Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh, Cao Thị Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 27-32 .- 332.12

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang có những hoạt động và kết quả tích cực trong việc triển khai bộ E - S - G và có nhiều “hứa hẹn” sẽ thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, mật độ triển khai còn thấp, nguyên nhân chủ yếu từ các thách thức về công tác triển khai, thẩm định những tác động môi trường, các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, quản trị, đánh giá rủi ro ESG, đội ngũ nhân sự đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải giải quyết các vấn đề này. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả an toàn và lành mạnh cho các ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến môi trường, biến đổi.

8 Thực tiễn phát triển ngân hàng xanh tại một số quốc gia và hàm ý đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 58-61 .- 332.04

Một trong những chức năng chính của ngân hàng là hỗ trợ tài chính cho tất cả các ngành trọng điểm hay đại trà trong nền kinh tế. Để có một nền kinh tế phát triển, một "nền kinh tế xanh" bền vững trong tương lai, ngành Ngân hàng đã kết hợp tiêu chuẩn xanh vào các quyết định cho vay của mình, từ đó hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) không những thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp xây dựng một thế giới xanh, mang lại hiệu ứng tích cực đến môi trường sống. Bài viết trình bày về kinh nghiệm phát triển ngân hàng xanh của một số quốc gia trên thế giới, sau đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

9 Công bố thông tin ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Trần Nguyên Sa, Hạ Thị Thiều Dao // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 2-11 .- 332.12

Bài viết này nghiên cứu thực trạng công bố thông tin về hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chỉ số công bố thông tin đối với Báo cáo thường niên của các ngân hàng để tiến hành đánh giá thực trạng công bố hoạt động ngân hàng xanh của 20 ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC và 96/2020/TT-BTC trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022. Kết quả nghiên cứu nhận thấy, chỉ có 17/20 ngân hàng thương mại công bố thông tin ngân hàng xanh vào năm 2022, các tiêu chí công bố thông tin vẫn chưa được báo cáo đầy đủ, từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị khả thi cho sự phát triển việc công bố thông tin ngân hàng xanh tại Việt Nam.

10 Ngân hàng xanh trong chiến lược phát triển của Agribank / Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hải Yến // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 64-67 .- 332

Trình bày vai trò của Agribank trong thúc đẩy ngân hàng xanh, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển bền vững, phân tích mô hình SWOT làm cơ sở tích hợp chiến lược ngân hàng xanh vào chiến lược phát triển kinh doanh của Agribank.