CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo vệ môi trường

  • Duyệt theo:
1 Tác động biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của Việt Nam / Nguyễn Việt Thanh // .- 2024 .- Số 4 (272) - Tháng 4 .- Tr. 41-52 .- 363

Phân tích những diễn biến cực đoan, bất thường của thời tiết, thiên tai, hạn hán, sạt lỡ của biến đổi khí hậu gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, đe dọa an ninh sinh thái, an ninh lương thực, tác động trực tiếp đến các lĩnh vực sản xuất và sinh kế của người dân. Trước những tác động đó, để phát triển bền vững đòi hỏi Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ trước mắt mà cần phải có chiến lược lâu dài.

2 Vận dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) trong định hướng chính sách bảo vệ môi trường các làng nghề / Hoàng Thanh Hương, Phạm Thị Phương Thảo, Trần Thị Nguyệt Minh // .- 2024 .- Số 8 .- Tr. 28-33 .- 363

Bài viết đề cập: Ô nhiễm tại các làng nghề hiện nay tác động đến môi trường nông thôn ở Việt Nam; Đề xuất những lợi thế khi áp dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) trong việc hình thành, xây dựng chính sách dài hạn về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở các làng nghề.

3 Một số phương pháp rửa đất phù hợp loại bỏ thủy ngân và bảo vệ môi trường / Hoàng Hồng Giang, Đồng Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thu Hằng, Bùi Thị Phương Thúy // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 60-64 .- 363

Bài báo này nhằm tổng hợp các kỹ thuật rửa đất ô nhiễm thủy ngân đã được áp dụng trong các nghiên cứu trước đây. Trong đó, bài báo nhấn mạnh vào các thiết bị và hóa chất sử dụng, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả rửa đất. Kết quả của bài báo này là cơ sở để lựa chọn kỹ thuật rửa đất phù hợp để loại bỏ thủy ngân và BVMT cho từng trường hợp ô nhiễm thủy ngân trong đất riêng biệt.

4 Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gắn với phát triển bền vững / Lương Thị Tuất, La Thế Phúc, Phạm Thị Trầm, Vũ Tiến Đức // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 82-84 .- 363

Tất cả các công viên đa cấp thành viên của các mạng lưới công viên đa cấp quốc gia, khu vực và quốc tế luôn hướng tới thực hiện ba mục tiêu: (1) Bảo tồn tổng thể các giá trị di sản; (2) Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các khoa học Trái đất và bảo tồn di sản; (3) Phát triển bền vững kinh tế - xã hội thông qua phát triển du lịch địa chất dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, bền vững, hiệu quả tổng thể các giá trị di sản của khu vực.

5 Du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường, tiến tới đạt được các mục tiêu của Net Zero / Nguyễn Văn Song // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 69-71 .- 363

Trình bày về: Net Zero và tầm quan trọng; Lợi ích và những khó khăn trong du lịch Net Zero; Du lịch Việt Nam trong cuộc đua Net Zero; Đề xuất giải pháp phát triển du lịch Net Zero.

6 Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gắn với phát triển bền vững / Lương Thị Tuất, La Thế Phúc, Phạm Thị Trâm, Vũ Tiến Đức // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 76-78 .- 363

Nguồn tài nguyên di sản thiên nhiên bao gồm tài nguyên di sản địa chất và tài nguyên sinh vật, chúng chứa đựng đầy đủ các giá trị về khoa học, thẩm mỹ và kinh tế. Do đó, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên đồng nghĩa với bảo vệ và cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo vệ sự tồn vong của loài người và muôn loài đang chung sống trong Ngôi nhà chung Trái đất.

7 Hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam / Lê Xuân Trường // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 12 - 16 .- 332

Bài viết này đánh giá thực trạng chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam, nhằm phát huy vai trò của phí bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

8 Vỏ nhựa (plasticrust) và thách thức của ô nhiễm nhựa : nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp phòng ngừa hướng đến bảo vệ môi trường / Nguyễn Minh Kỳ, Hoàng Tuấn Dũng, Đặng Kim Chi // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 72-74 .- 363

Làm sáng tỏ về thực trạng diễn biến, nguyên nhân, hậu quả, các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa và plasticrust, hướng đến bảo vệ môi trường.

9 Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 / Trương Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Trà // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 43-45 .- 363

Căn cứ mục tiêu chương trình quan trắc, các thông số và tần suất quan trắc được khuyến khích mở rộng để tăng dày chuỗi số liệu quan trắc, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về BVMT và cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường. Quy hoạch cũng chỉ ra mạng lưới đơn vị thực hiện quan trắc và định hướng phát triển là tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống các phòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại với đầy đủ năng lực và nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình quan trắc môi trường quốc gia.

10 Giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh ở Việt Nam / Nguyễn Thùy Vân // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 43-45 .- 330

Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt phổ biến tại các nước phát triển. Ở Việt Nam, dù là một quốc gia đang phát triển, song tiêu dùng xanh đang trở thành mối quan tâm đặc biệt, là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiêu dùng xanh đang trở nên phổ biến khi người dân nhận thức được sự cần thiết của hành vi tiêu dùng bền vững và thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực đối với bảo vệ môi trường, qua đó, góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.