ED tăng lãi suất và tác động đến Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Tác giả: Đào Hoàng TuấnTóm tắt:
Giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy trong một thời gian do hậu quả của các biện pháp giãn cách xã hội. Sau đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine khiến cho giá năng lượng thế giới tăng cao kỉ lục. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lên cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1980. Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED xuất phát từ các nỗ lực kiềm chế lạm phát là yếu tố bất lợi cho sự phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh này, việc thực thi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ có thể chỉ mang lại hiệu quả hạn chế và nền kinh tế sẽ phải đánh đổi lớn hơn giữa lạm phát, tỉ giá và tăng trưởng. Thay vào đó, dư địa để thực thi chính sách tài khóa còn nhiều và cần được tận dụng tốt hơn nữa trong giai đoạn tới.
- Các yếu tố tác động tới quản trị tài chính các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến khu vực kinh tế có vốn FDI tại các nền kinh tế mới nổi - Vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính
- Chính sách tài chính phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt ở Việt Nam
- Tác động của lãnh đạo chuyển đổi số lên hành vi đổi mới số của nhân viên ngành vận tải và logistics tại Việt Nam
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử MoMo của sinh viên