CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
1 Mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Phan Thị Hằng Nga, Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 44-47 .- 330
Nghiên cứu này sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990-2021. Mô hình nghiên cứu cho kết quả có ý nghĩa thống kê đối với quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chính sách tài chính. Nghiên cứu này cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
2 Tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường tại các quốc gia ASEAN+5 / Nguyễn Quang Minh // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 170-173 .- 330
Yêu cầu giảm thiểu biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thiên niên kỷ hiện nay và đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo là một trong những lựa chọn khả thi nhất. Nghiên cứu này xem xét tác động của tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu đối với mẫu gồm 5 quốc gia ASEAN được chọn: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Dữ liệu được lấy từ năm 2000 đến năm 2021. Nghiên cứu áp dụng mô hình POOLed, FEM, REM, FGLS. Phân tích thực nghiệm xác nhận tác động của tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu của các quốc gia ASEAN+5. Về lâu dài, tiêu thụ năng lượng không tái tạo và tăng trưởng kinh tế được cho là có.
3 Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 218-220 .- 330
Năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tăng năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Tăng năng suất lao động đối với tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới trở nên quan trọng hơn khi các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, tài nguyên trở nên khan hiếm, nguồn lao động đang bị ảnh hưởng do xu thế già hóa dân số trong tương lai.
4 Đầu tư công tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Dương Bá Đức, Nguyễn Thị Loan // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 6-9 .- 330
2024 là năm thứ 4 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính 5 năm 2021-2025, là năm quan trọng tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của cả giai đoạn. Trong những tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, môi trường kinh doanh được cải thiện, tuy nhiên nhiều khó khăn, thách thức vẫn hiện hữu. Trong bối cảnh đó, đầu tư công được xem là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024, góp phần thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
5 Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2024 .- Số 10 - Tháng 5 .- Tr. 59-68 .- 658
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của thị trường vốn có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế (đại diện là tổng sản phẩm quốc nội - GDP) của các nước ASEAN. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ rõ, tổng giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch và giá trị vốn hóa trên thị trường có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tỉ lệ doanh thu trên cổ phiếu có tác động âm đến GDP nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vốn gắn với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam trong thời gian tới.
6 Tăng trưởng kinh tế - động lực phát triển đất nước / Vương Phương Hoa, Phan Quang Trung // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 28 - 31 .- 332
Bài viết phân tích những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn qua, từ đó đề xuất một số giải pháp trọng tâm thời gian tới.
7 Tác động của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế các địa phương Việt Nam / Cao Minh Tâm // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 38 - 42 .- 332
Nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố thuộc về vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam, phân theo 6 vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn từ năm 2016-2021. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng gộp (Pooled-OLS và S.GMM), kết quả cho thấy các biến về lực lượng lao động trên 15 tuổi, tỷ lệ lao động qua đào tạo đều có ảnh hưởng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các địa phương, trong khi các biến về cho tiêu cho giáo dục, số học sinh học trung học phổ thông lại có tác động nghịch đến tăng trưởng. Đặc biệt, kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế kỳ trước có ảnh hưởng tích cực, đáng kể cho tăng trưởng kinh tế năm sau. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế các vùng có sự khác biệt đáng kể, trong so sánh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả này giúp củng cố lý thuyết và thực nghiệm, cũng như giúp đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng vốn nhân lực giúp tăng trưởng kinh tế ổn định cho các địa phương.
8 Các yếu tố về nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Nguyễn Thị Loan, Trương Vũ Tuấn Tú, Lê Thị Tuyết Hoa // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 43 - 47 .- 332
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh kết hợp ước lượng hồi quy Pools OLS để đánh giá tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò của các yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, Nhà nước cần nhận biết kịp thời sự biến động của các yếu tố nguồn lực để có những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của các yếu tố này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các yếu tố nguồn lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
9 Tác động điều tiết từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ của lao động và tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Lâm Mỹ Hạnh, Đoàn Thanh Hà // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 48 - 51 .- 332
Bài viết nghiên cứu về tác động điều tiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ của lao động và tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với dữ liệu khảo sát của 8 tỉnh thành thuộc vùng trong giai đoạn 2005-2021, nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất một phần PLS- SEM với phần mềm Smart PLS để phân tích hiệu ứng điều tiết này. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Lao động (LABOR) tác động tiêu cực đến GDP. Kết quả thực hiện PLS-SEM Algorithm và Bootstapping cho thấy, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động điều tiết âm đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế. Bài viết cũng làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và tăng trưởng kinh tế, qua đó đề xuất các chính sách để lao động trở thành nhân tố tác động tích cực hơn đến GDP khu vực này.
10 Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Lâm Mỹ Hạnh, Đoàn Thanh Hà // .- 2024 .- Số 217 - Tháng 4 .- Tr. 66-78 .- 332.64
Bài viết nghiên cứu về tác động của vốn đầu tư, lao động và hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) giai đoạn 2005–2021. Kết quả từ mô hình bình phương bé nhất (OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) đều cho thấy vốn Nhà nước (VNN) và vốn tư nhân (VTN) có tác động cùng chiều đến tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động yếu đến tăng trưởng kinh tế. Điều này liên quan đến khả năng hấp thụ lan tỏa công nghệ và kinh nghiệm quản lý vốn FDI của từng khu vực. Ngược lại, biến lao động có tác động yếu đến GDP. Các biến đại diện cho hạ tầng như biến công nghệ thông tin (CNTT) được tính từ số lượng thuê bao điện thoại và internet không có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, trong khi biến vận chuyển hàng hóa (VCHH) gồm khối lượng VCHH đường bộ và đường thủy có tác động đến GDP.