CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế Vĩ mô

  • Duyệt theo:
1 Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 22-25 .- 332

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới phát sinh nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Căng thẳng địa chính trị, tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas diễn biến bất ngờ, lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao khiến đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm lại. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động về nhiều mặt, mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn; thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản có nhiều biến động... Chính sách tài khóa đã có những điều chỉnh linh hoạt, chủ động nhằm ứng phó kịp thời với những biến động trong và ngoài nước.

2 Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Phi Lân, Tô Thị Hồng Anh, Nguyễn Thanh Huyền // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 26-33 .- 332

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước đã thừa nhận sự cần thiết của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) trong ổn định tài chính và đặt chính sách ATVM vào vị trí trung tâm của sự tương tác giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với chính sách an toàn vi mô. Ổn định tài chính là nền tảng cho phát triển bền vững ở các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Ổn định tài chính sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch. Bài viết đề cập tổng quan về chính sách ATVM, thực trạng thực thi chính sách ATVM tại Việt Nam, đồng thời cập nhật những khoảng trống và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả chính sách ATVM tại Việt Nam.

3 Thị trường bất động sản và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam / Trần Thị Kim Chi // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 33-35 .- 332

Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động... Những vấn đề bất ổn của thị trường này không chỉ là vấn đề riêng của thị trường bất động sản mà sẽ tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Bài viết làm rõ các vấn đề của thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay và tác động của thị trường này đến ổn định kinh tế vĩ mô.

4 ED tăng lãi suất và tác động đến Việt Nam trong bối cảnh hiện nay / Đào Hoàng Tuấn // Ngân hàng .- 2023 .- Số 17 - Tháng 9 .- Tr. 6-14 .- 332.1

Giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy trong một thời gian do hậu quả của các biện pháp giãn cách xã hội. Sau đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine khiến cho giá năng lượng thế giới tăng cao kỉ lục. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lên cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1980. Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED xuất phát từ các nỗ lực kiềm chế lạm phát là yếu tố bất lợi cho sự phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh này, việc thực thi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ có thể chỉ mang lại hiệu quả hạn chế và nền kinh tế sẽ phải đánh đổi lớn hơn giữa lạm phát, tỉ giá và tăng trưởng. Thay vào đó, dư địa để thực thi chính sách tài khóa còn nhiều và cần được tận dụng tốt hơn nữa trong giai đoạn tới.

5 Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm và triển vọng 6 tháng cuối năm 2023 / Đặng Ngọc Tú, Đỗ Huy Cảnh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 5-8 .- 330

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam thấp so với mức cùng kỳ năm 2022 cũng như mục tiêu cả năm 2023. Nguyên nhân chính là xuất khẩu giảm và thị trường bất động sản khó khăn. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, hạn chế thanh khoản, trì hoãn đầu tư và thậm chí rút khỏi thị thường. Tuy nhiên, điểm tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 là kinh tế vĩ mô ổn định lạm phát được kiểm soát và lãi suất giảm, tỷ giá ổn định đã tạo điều kiện để chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục nới lỏng trong 6 tháng cuối năm, hướng tăng trưởng GDP tới mục tiêu đề ra cho cả năm 2023.

6 Bài học điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và quản trị rủi ro các ngân hàng thương mại Việt Nam từ các vụ phá sản ngân hàng Hoa Kỳ và Thụy Sỹ / Nguyễn Thạc Hoát // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 10-12 .- 332.04

Bài viết nghiên cứu, trao đổi về các vụ phá sản 4 Ngân hàng Hoa Kỳ (Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank, First Republic Bank ) và ngân hàng Credit Suisse của Thụy sỹ đã xẩy ra trong hai tháng đầu năm 2023.Đây là các Ngân hàng có các chỉ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh rất tốt, các hệ số an toàn vốn và thanh khoản vượt trên chuẩn quốc tế, được các công ty định giá tín nhiệm xếp hạng tín nhiệm cao nhưng vẫn bị sụp đổ? Bài viết phân tích nguyên nhân rủi ro dẫn đến phá sản các Ngân hàng nói trên,đồng thời rút ra bài học về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và quản trị rủi ro đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay.

7 Nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế / Lý Đại Hùng, Phạm Thành Công, Trần Mai Trang // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 4 (539) .- Tr. 3-15 .- 330

Bài viết này phân tích các nghiên cứu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong hội nhập là kinh tế quốc tế. Các kết quả trước đây thường tập trung vào sự tương tác của ba biển số nền tảng vĩ mộ gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái VND/USD và phản ứng của các biến số này trước các biến động bên ngoài từ kinh tế thế giới. Từ đó, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách cần neo chắc chắn được kỳ vọng lạm phát bằng các tín hiệu rõ ràng, kiên định với cam kết đầy đủ về chống lạm phát. Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ cần được kết hợp theo hướng tài trợ đầu tư công bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ với lưu lượng vừa đủ để ổn định lãi suất.

8 Mối quan hệ giữa bất định về kinh tế vĩ mô và cấu trúc kỳ hạn nợ: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thị Thùy Dung, Lê Đức Hoàng // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 2-12 .- 332.12

Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của bất định về kinh tế vĩ mô đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy nhân tố cố định FEM với điều tiết tác động của công ty và của ngành theo cách phân ngành chuẩn ICB của FiinPro. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1141 doanh nghiệp trên thị chứng khoán (HOSE, HNX, UPCOME, OTC) trong giai đoạn 2009-2021. Kết quả cho thấy khi bất định về kinh tế vĩ mô tăng lên, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra tác động cùng chiều của bất định về kinh tế vĩ mô tới chi tiêu vốn, là những khoản đầu tư thường được tài trợ bởi nợ dài hạn. Ngoài chỉ số Bất định kinh tế Việt Nam, nghiên cứu còn sử dụng thêm 03 chỉ tiêu đo lường bất định về kinh tế vĩ mô của Việt Nam khác bao gồm: Biến động lạm phát, biến động GDP và biến động tỷ giá hối đoái.

9 Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá nhà ở tại Việt Nam / Ngô Thanh Xuân, Nguyễn Hoàng Phương Linh // Xây dựng .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 123-127 .- 330

Xem xét và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với sự biến động giá nhà tại bốn thành phố lớn: Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012-2021. Trong đó, sự biến động giá nhà sẽ được phân tích dựa vào chỉ số giá giao dịch bất động sản thu nhập được từ báo cáo của Bộ Xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu.

10 Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 / Lê Xuân Sang // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 5-8 .- 330

Năm 2022, thế giới chịu nhiều tác động tiêu cực chưa từng thấy từ chiến sự Nga-Ukraine và đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới. Năm 2023, với xu hướng lãi suất tiếp tục tăng và có dấu hiệu suy giảm/ suy thoái kinh tế rõ hơn ở nhiều nước phát triển (các đối tác kinh tế chủ chốt của Việt Nam), cùng những yếu tố bất định từ chiến sự Nga- Ukraine, cũng như mức độ an toàn trong mở cửa nền kinh tế Trung Quốc …, dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ đối diện với nhiều thách thức hơn.