Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Đức và kinh nghiệp cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn TrònTóm tắt:
Tư pháp phục hồi tiếp cận “công lí” tập trung vào việc sửa chữa những tổn hại do hành vi phạm tội và xung đột gây ra, thấu hiểu và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan (trong phạm vi có thể) với sự tham gia của cộng đồng, nhằm mục đích khôi phục, chữa lành những tổn thương và mang lại hạnh phúc cho những người bị ảnh hưởng, trả lại sự an toàn cho cộng đồng. Tư pháp phục hồi ưu tiên áp dụng hoà giải, lấy nạn nhân và người phạm tội làm trung tâm trong quá trình giải quyết xung đột. Mô hình này áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia châu Âu, đặc biệt là ở Đức. Bài viết phân tích tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự của Đức mà trọng tâm là hoà giải giữa nạn nhân và người phạm tội. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những ưu điểm của mô hình tư pháp phục hồi thông qua hòa giải, bồi thường ở Đức; thẩm quyền áp dụng, đối tượng, phạm vi, tiêu chí, điều kiện áp dụng tư pháp phục hồi đồng thời phân tích sự phù hợp và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế kiểm soát các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Trật tự công trong tư pháp quốc tế Việt Nam
- Forum necessitatis: Một công cụ bảo vệ quyền con người trong tư pháp quốc tế
- Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế và những thay đổi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – một số giá trị tham khảo cho Việt Nam
- Hội đồng tư pháp quốc gia ở Pháp, Canada, Tây Ban Nha và Italia