CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tư pháp Quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Trật tự công trong tư pháp quốc tế Việt Nam / Nguyễn Đức Việt // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 117-132 .- 340

Trật tự công là chế định quan trọng dùng để bảo vệ trật tự pháp lí của một nhà nước trước những xâm phạm không thể chấp nhận do việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lí đã chỉ ra rằng, toà án Việt Nam có xu hướng mở rộng một cách thái quá phạm vi của bảo lưu trật tự công. Do đó, để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả các quy định của tư pháp quốc tế, toà án Việt Nam cần có nhận thức rõ ràng hơn về nội hàm và điều kiện áp dụng bảo lưu trật tự công trong mỗi vụ án cụ thể. Bài viết làm rõ nội hàm và ý nghĩa của “trật tự công” (public policy/ordre public), những vấn đề còn tồn tại khi áp dụng trật tự công trong tư pháp quốc tế Việt Nam.

2 Forum necessitatis: Một công cụ bảo vệ quyền con người trong tư pháp quốc tế / Ngô Quốc Chiến // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 63-76 .- 340

Bài viết chứng minh bảo vệ quyền con người không chỉ là nhiệm vụ riêng của luật nhân quyền quốc tế, mà còn của cả các ngành luật khác, trong đó có tư pháp quốc tế. Bài viết phân tích học thuyết và quy định về forum necessitatis như một công cụ mà tư pháp quốc tế có thể sử dụng để bảo vệ quyền con người.

3 Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế và những thay đổi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – một số giá trị tham khảo cho Việt Nam / Lê Xuân Tùng, Trần Thị Thu Ngân // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 84- 97 .- 340

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (sau đây gọi tắt là Cách mạng công nghiệp 4.0) cùng nền kinh tế số đã tạo ra nhiều thay đổi quan trọng trong pháp luật các quốc gia và pháp luật quốc tế. Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, các bài toán liên quan đến thẩm quyền, luật áp dụng, công nhận và cho thi hành, hợp tác pháp lý sẽ càng trở nên đa dạng hơn so với trước đây. Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế, thiết chế lâu đời nhất về tư pháp quốc tế, cũng như từng quốc gia thành viên không nằm ngoài làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp này. Bài viết đánh giá một số thay đổi của Hội nghị La Haye trong cách mạng công nghiệp 4.0, qua đó đưa ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam, một thành viên tích cực của Hội nghị.

4 Hội đồng tư pháp quốc gia ở Pháp, Canada, Tây Ban Nha và Italia / Tô Văn Hòa // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 3-12 .- 340.9

Bài viết này nghiên cứu về hội đồng tư pháp quốc gia ở Canada, Pháp, Italia và Tây Ban Nha từ các góc độ như cơ sở pháp lí hình thành, cơ cấu tổ chức và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn. Bốn quốc gia này có chính thể không hoàn toàn giống nhau song cùng có chung đặc điểm của nền dân chủ với vai trò nổi bật của nghị viện trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. Đó cũng là đặc điểm của nền dân chủ mà Việt Nam đang tuyên bố xây dựng. Chính vì vậy, nghiên cứu về hội đồng tư pháp trong bốn nền dân chủ này có thể đưa lại những kinh nghiệm phù hợp có thể tham khảo phục vụ công cuộc cải cách tư pháp của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

5 Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Đức và kinh nghiệp cho Việt Nam / Nguyễn Văn Tròn // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 37-48 .- 340.9

Tư pháp phục hồi tiếp cận “công lí” tập trung vào việc sửa chữa những tổn hại do hành vi phạm tội và xung đột gây ra, thấu hiểu và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan (trong phạm vi có thể) với sự tham gia của cộng đồng, nhằm mục đích khôi phục, chữa lành những tổn thương và mang lại hạnh phúc cho những người bị ảnh hưởng, trả lại sự an toàn cho cộng đồng. Tư pháp phục hồi ưu tiên áp dụng hoà giải, lấy nạn nhân và người phạm tội làm trung tâm trong quá trình giải quyết xung đột. Mô hình này áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia châu Âu, đặc biệt là ở Đức. Bài viết phân tích tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự của Đức mà trọng tâm là hoà giải giữa nạn nhân và người phạm tội. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những ưu điểm của mô hình tư pháp phục hồi thông qua hòa giải, bồi thường ở Đức; thẩm quyền áp dụng, đối tượng, phạm vi, tiêu chí, điều kiện áp dụng tư pháp phục hồi đồng thời phân tích sự phù hợp và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6 Lập pháp, tư pháp và nhân quyền ở Ấn Độ / Lã Khánh Tùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 106 – 113 .- 340

Trong bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ kiểm soát, bổ sung cho nhau giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp trong việc định hình, diễn giải và thực thi nhân quyền tại Ấn Độ. Các tòa án, đặc biệt là Tòa án tối cao, đã có vai trò giới hạn sự tùy tiện của Nghị viện trong việc sửa đổi Hiến pháp, tuyên vô hiệu các đạo luật vi hiến, và diễn giải, bù đắp cho những khoảng trống của luật thành văn.

7 Pháp luật liên minh Châu Âu về xác định Luật áp dụng dựa trên nguyên tắc “mối liên hệ gắn bó nhất” và gợi mở cho Việt Nam / Ngô Quốc Chiến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 07 (455) .- Tr. 51- 58 .- 340

Tác giả phân tích các quy định của pháp luật Liên minh châu Âu về xác định luật áp dụng dựa trên trên nguyên tắc “ mối quan hệ gắn bó nhất”, thực tiễn áp dụng nguyên tác này và đưa ra các khuyến nghị gợi mở cho Việt Nam

8 Nguyên tắc lấp lỗ hổng quy định trong Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) - Kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Thái Hy, Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.47-60 .- 340.9

Điều 7.2 Công ước Vienna về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định rất cụ thể trường hợp cơ quan tài phán có thể dẫn chiếu quy định của hệ thống pháp luật quốc gia theo quy tắc tư pháp quốc tế. Để áp dụng quy định này một cách thống nhất theo tinh thần của Công ước, các cơ quan này cần phải xác định trước tiên " lỗ hổng qui định" (gap) của CISG, sau đó, áp dụng đúng nguồn luật để lấp vào (gap filling). Bài viết này tập trung phân tích về nguyên tắc khỏa lấp lỗ hổng quy định của CISG thông qua các quan điểm khoa học được cộng đồng nghiên cứu công ước công nhận rộng rãi và thực tiễn giải quyết tranh chấp tiêu biểu có liên quan.

9 Kinh nghiệm áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu / Nguyễn Lê Hoài, Phùng Hồng Thanh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.61-74 .- 340.9

Áp dụng pháp luật nước ngoài là hệ quả tất yếu của việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Mục đích của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là nhằm bảo vệ một cách hiệu quả các quyền và lợi ích đó được hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài Bài viết phân tích các quan điểm cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong việcáp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết ccs vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại một số các quốc gia Liên Minh Châu Âu từ đó đưa ra mooth số kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề này.

10 Số hóa và thách thức đối với tư pháp quốc tế / Ngô Quốc Chiến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 23(447) .- Tr.3 - 10 .- 340.9

Nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là đi tìm cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp và luật áp dụng. Tòa án và các bên có một công cụ là quy phạm xung đột, được ví như chiếc “la bàn” của những người đi tìm luật. Các quy phạm xung đột truyền thống thường dựa trên một điểm định vị hữu hình - tài sản hữu hình, bất động sản, quốc tịch, nơi cư trú... Tuy nhiên, sự xuất hiện của Internet và công nghệ 4.0 đã làm cho thế giới không chỉ trở nên “phẳng” hơn, mà còn làm cho đời sống con người trở nên “ảo”. Bối cảnh số hóa đó buộc pháp luật nói chung và tư pháp quốc tế nói riêng phải có tư duy mới về cách phân loại tài sản và các chế định dành cho chúng. Đối với người đi tìm luật, những chiếc la bàn truyền thống giờ không còn đủ hữu hiệu nữa, thêm vào đó phải là những chiếc GPS cho phù hợp hơn với môi trường số. Các quy định của tư pháp quốc tế truyền thống dựa trên điểm định vị hữu hình về nơi xảy ra hành vi hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi vi phạm đó vốn không còn hoàn toàn phù hợp với đời sống dân sự hiện nay[1] và trở nên kém hiệu quả với sự xuất hiện của Internet vì các trang web không biết đến “đường biên giới” và kéo theo đó là các vi phạm gắn liền với chúng cũng không có “phạm vi lãnh thổ”.