CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Người phạm tội
1 Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Đức và kinh nghiệp cho Việt Nam / Nguyễn Văn Tròn // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 37-48 .- 340.9
Tư pháp phục hồi tiếp cận “công lí” tập trung vào việc sửa chữa những tổn hại do hành vi phạm tội và xung đột gây ra, thấu hiểu và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan (trong phạm vi có thể) với sự tham gia của cộng đồng, nhằm mục đích khôi phục, chữa lành những tổn thương và mang lại hạnh phúc cho những người bị ảnh hưởng, trả lại sự an toàn cho cộng đồng. Tư pháp phục hồi ưu tiên áp dụng hoà giải, lấy nạn nhân và người phạm tội làm trung tâm trong quá trình giải quyết xung đột. Mô hình này áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia châu Âu, đặc biệt là ở Đức. Bài viết phân tích tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự của Đức mà trọng tâm là hoà giải giữa nạn nhân và người phạm tội. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những ưu điểm của mô hình tư pháp phục hồi thông qua hòa giải, bồi thường ở Đức; thẩm quyền áp dụng, đối tượng, phạm vi, tiêu chí, điều kiện áp dụng tư pháp phục hồi đồng thời phân tích sự phù hợp và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2 Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội / Nông Đức Tài // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.45 - 49. .- 345.597002632
Dưới góc độ Luật hình sự, nhân thân người phạm tội được hiểu là “tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ”. Mặc dù nhân thân người phạm tội không phải là một yếu tố cấu thành tội phạm nhưng trong nhiều trường hợp, nó là dấu hiệu định tội, định khung và quyết định hình phạt. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự về nhân thân người phạm tội, chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện những hạn chế, bất cập đó.
3 Đặc điểm nhân cách của người phạm tội / Đặng Thanh Nga // Luật học .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 53-65 .- 340
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các quan điểm của các nhà khoa học và rút ra các đặc điểm nhân cách nổi bật của người phạm tội như: trí thông minh thấp, tính hung hang, bốc đồng, sự bất ổn tâm lý cao, tính hướng ngoại cao, nhận thức hạn chế, lệch lạc, không hài lòng với vị trí của họ trong xã hội, luôn mâu thuẫn với những chuẩn mực của xã hội, khả năng tự kiểm soát và khả năng thích nghi xã hội kém. Các đặc điểm nhân cách này chính là những yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội của con người.