Đặc điểm giao tiếp chức năng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ mức độ 3 theo tiêu chuẩn dsm-5
Tác giả: Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Hoàng Oanh, Cao Bích Thuỷ, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Đoàn Hữu Nhân, Nguyễn Thái Thông, Võ Văn Thi, Nguyễn Văn TuấnTóm tắt:
Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp, làm cho trẻ khiếm khuyết kỹ năng giao tiếp đặc biệt là trẻ ở mức độ 3 theo tiêu chuẩn DMS-5. Đánh giá đặc điểm giao tiếp chức năng nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỷ hết sức quan trọng để xây dựng mục tiêu và kế hoạch can thiệp cho trẻ. Nghiên cứu đã sử dụng công cụ ma trận giao tiếp phiên bản tiếng Việt trực tuyến trên website của nhà cung cấp để đánh giá 50 trẻ rối loạn phổ tự kỷ mức độ 3 từ 24 - 72 tháng, ghi nhận cấp độ và lý do giao tiếp ở trẻ. Qua đó, 86% trẻ ở cấp độ giao tiếp 3 và 4, là sử dụng hành vi giao tiếp không theo qui ước hoặc theo qui ước. Ở mỗi cấp độ giao tiếp, trẻ gặp nhiều khó khăn để thể hiện lý do giao tiếp “yêu cầu”, nhưng khi đạt được mức này trẻ có thể thực hiện lý do giao tiếp “xã hội” và “thông tin” dễ dàng hơn.
- Phát hiện mới về rối loạn giấc ngủ REM vô căn và bệnh Parkinson
- Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
- Nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện huyện Củ Chi
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não
- Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược