CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tự kỷ--Liệu pháp
1 Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 24 - 72 tháng tuổi bằng tiêu chuẩn DSMM-5 / Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Thống, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Đoàn Hữu Ân, Nguyễn Thái Thông, Võ Văn Thi, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 108-117 .- 610
Phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển phức tạp có tỷ lệ gia tăng một cách báo động. Từ năm 2013, tiêu chuẩn DSM-5 được sử dụng và tỷ lệ trẻ mắc rối loạn lên đến 2,27% vào năm 2021. Qua thăm khám 3018 trẻ từ 24 - 72 tháng tại các cơ sở nuôi dạy trẻ, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ rối loạn là 1,9%, mức độ cần hỗ trợ của trẻ từ 1 đến 3 tương ứng 43,1%, 36,2% và 20,7%.
2 Đặc điểm giao tiếp chức năng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ mức độ 3 theo tiêu chuẩn dsm-5 / Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Hoàng Oanh, Cao Bích Thuỷ, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Đoàn Hữu Nhân, Nguyễn Thái Thông, Võ Văn Thi, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 162(Số 1) .- Tr. 206-213 .- 610
Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp, làm cho trẻ khiếm khuyết kỹ năng giao tiếp đặc biệt là trẻ ở mức độ 3 theo tiêu chuẩn DMS-5. Đánh giá đặc điểm giao tiếp chức năng nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỷ hết sức quan trọng để xây dựng mục tiêu và kế hoạch can thiệp cho trẻ. Nghiên cứu đã sử dụng công cụ ma trận giao tiếp phiên bản tiếng Việt trực tuyến trên website của nhà cung cấp để đánh giá 50 trẻ rối loạn phổ tự kỷ mức độ 3 từ 24 - 72 tháng, ghi nhận cấp độ và lý do giao tiếp ở trẻ. Qua đó, 86% trẻ ở cấp độ giao tiếp 3 và 4, là sử dụng hành vi giao tiếp không theo qui ước hoặc theo qui ước. Ở mỗi cấp độ giao tiếp, trẻ gặp nhiều khó khăn để thể hiện lý do giao tiếp “yêu cầu”, nhưng khi đạt được mức này trẻ có thể thực hiện lý do giao tiếp “xã hội” và “thông tin” dễ dàng hơn.
3 Cao chiết Rau đắng biển (Bacopa monnieri) cải thiện hành vi tự kỷ theo cơ chế liên quan đến protein PTEN trên mô hình chuột thực nghiệm gây bởi muối natri valproat / Phạm Thị Nguyệt Hằng, Phạm Anh Tùng, Trần Nguyên Hồng, Lê Thị Xoan, Nguyễn Thị Lập, Nguyễn Thị Hiền // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 5(Tập 64) .- Tr. 15-19 .- 610
Nhằm tiến hành đánh giá tác dụng cải thiện một số hành vi thần kinh của BME trên mô hình chuột nhắt trắng tự kỷ gây bởi muối natri valproat (VPA) thông qua thử nghiệm đánh giá tương tác xã hội và hành vi lặp lại. Từ đó, bước đầu tìm hiểu cơ chế hóa sinh của BME thông qua đánh giá thay đổi mức độ biểu hiện protein đặc trưng cho ASD trên mô hình chuột nhắt trắng tự kỷ gây bởi VPA sử dụng kỹ thuật Western blot. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu thêm về tác dụng cải thiện một số hành vi thần kinh và cơ chế hóa sinh của BME. Kết quả cho thấy, BME liều 50mg/kg có tác dụng cải thiện một số hành vi thần kinh cốt lõi của rối loạn phổ tự kỷ thực nghiệm gây bởi VPA một phần thông qua cơ chế tăng cường mức độ biểu hiện protein PTEN trong vỏ não chuột tự kỷ.