CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính xanh
1 Tài chính xanh - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam / Lưu Thị Thu Hà // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 5-9 .- 332.1
Bài viết trình bày khái niệm, nội dung tài chính xanh và thực trạng, triển vọng về tài chính xanh ở Việt Nam.
2 Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của thị trường chứng khoán Việt Nam / Vũ Chí Dũng // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 15-17 .- 330
Thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế Việt Nam theo hướng carbon thấp và nâng cao khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu, thông qua nỗ lực huy động nguồn vốn xanh. Tại Việt Nam, thúc đẩy tài chính xanh và tài chính bền vững là ưu tiên dài hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Việc chủ động xây dựng một Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho lĩnh vực chứng khoán trong giai đoạn mới là hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững của Chiến lược quốc gia, tiến tới xây dựng một khuôn khổ định hướng về tài chính xanh và các sản phẩm tài chính xanh cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3 Tài chính xanh và phát triển tài chính xanh tại Việt Nam / Võ Thị Hảo // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 51-54 .- 332
Phát triển tài chính xanh đang là một xu hướng trên thế giới, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức tài chính, hệ thống tài chính của các quốc gia, khu vực. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam đang thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính xanh. Bài viết này khái quát về tài chính xanh, thực trạng phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.
4 Thách thức cho phát triển hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam / Ngô Hoàng Anh // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 55-57 .- 332
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng góp phần giúp các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Tài chính xanh mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp như: khuyến khích phổ biến công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, tạo ra lợi thế so sánh và nâng cao triển vọng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nhiều thách thức trong việc phát triển tài chính xanh cũng đã nảy sinh. Bài viết được thực hiện nhằm xem xét lại các cơ sở lý thuyết của tài chính xanh, thách thức trong quá trình phát triển tài chính tại Việt Nam, cũng như đưa ra một số khuyến nghị cho việc phát triển tài chính xanh ở Việt Nam.
5 Tác động của tài chính xanh đến lượng khí thải carbon trong mối tương quan với xây dựng xanh tại Việt Nam / Nguyễn Thị Diệu Chi, Phan Thị Khánh Ly, Phan Hoàng Vy, Bùi Hoàng Mai Linh, Nguyễn Thu Hà, Trần Đăng Trung // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 66-69. .- 332
Khí thải carbon có xu hướng ngày càng tăng cao gây nên biến đổi khí hậu, tổn hại đến sự phát triển chung của nền kinh tế, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái, gây ra sự phát triển thiếu bền vững. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng, thách thức lớn đối với toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết này sử dụng dữ liệu từ năm 2004-2023 để xây dựng mô hình nghiên cứu với lĩnh vực xây dựng xanh làm điểm khởi đầu nhằm khám phá tác động của tài chính xanh đối với lượng khí thải carbon. Từ đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị thúc đẩy phát triển tài chính xanh và xây dựng xanh tại Việt Nam với mục tiêu giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, góp phần hoàn thành lộ trình trung hòa carbon (net zero) vào năm 2050.
6 Vai trò quan trọng của ESG trong quá trình xây dựng chiến lược tài chính xanh tại Việt Nam / Nguyễn Bá Vinh, Lương Thị Tuyết Trân // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 108-117 .- 332.12
Bài viết làm rõ tác động quan trọng của tiêu chuẩn ESG trong quá trình xây dựng chiến lược tài chính xanh tại Việt Nam, triển vọng và khó khan cho mục tiêu phát triển tài chính xanh theo tiêu chuẩn ESG trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính tại Việt Nam hiện nay.
7 Huy động tài chính xanh hướng tới phát triển bền vững: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 98-100 .- 658
Trong những năm qua, nhờ chủ động triển khai, tài chính xanh tại Việt Nam đã có những bước chuyển tích cực, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Nhằm huy động tài chính xanh, tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tếhướng tới phát triển bền vững, việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia là cần thiết, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
8 Tài chính xanh: thực trạng triển khai tại Việt Nam - một số khuyến nghị và giải pháp phát triển / Nguyễn Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 110-112 .- 332
Chuyển đổi xanh, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là xu thế, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc vì sự phát triển bền vững của nhân loại. Với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26- đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ ngày càng lớn. Có thể nói, tài chính xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Bài viết tìm hiểu thực trạng triển khai tài chính xanh, đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp để phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.
9 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tài chính xanh của người Việt Nam: Nhận thức, ảnh hưởng xã hội và niềm tin / Trần Thị Lệ Hiền, Nguyễn Thị Kim Ánh, Trần Minh Thiện, Đỗ Phan Anh Tài, Huỳnh Vĩ Ân // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 43-48 .- 658
Nghiên cứu này phân tích làm sáng tỏ về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tài chính xanh của người tiêu dùng, dựa trên vai trò quan trọng nhận thức về môi trường, thái độ hành vi hoạch định và hành động hợp lý về tầm quan trọng của sản phẩm tài chính xanh trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Đầu tiên tác động mạnh là nhân tố nhận thức và kiến thức hệ số (0,490), sau đó đến nhân tố ảnh hưởng xã hội với hệ số (0,347), thứ ba là nhân tố niềm tin (0,185). Cuối cùng là một số nhân tố khác cũng có tác động trực tiếp đến ý định sử dụng tài chính xanh với mức độ tương đồng nhau, bao gồm khuyến khích tài chính, hỗ trợ pháp luật, lợi ích được đánh giá và nhận thức về rủi ro. Từ đó có thể đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng tài chính xanh, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, vì vậy có thể cải thiện sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh của mình.
10 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho tài chính xanh, tín dụng xanh trong các ngân hàng tại Việt Nam / Khúc Thế Anh // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 54-60 .- 332
Bài viết đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tài chính tín dụng xanh tại Việt Nam. Đối với hệ thống pháp luật, các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành, lĩnh vực xanh vẫn chưa được thống nhất để có thể áp dụng chung trên cả nước. Lĩnh vực xanh hiện vẫn thiếu khung khổ pháp lí, các tiêu chí đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh; các phương án kinh doanh cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe về bảo vệ môi trường, các thủ tục vay vốn phức tạp. Đối với nguồn lực và hệ thống giám sát thực thi, nhận thức và năng lực của các tổ chức tín dụng trong phát triển các sản phẩm tín dụng xanh mới ở bước đầu và còn hạn chế. Mô hình giám sát tài chính phân tán theo chuyên ngành nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính, chưa có đầu mối mang tính tích hợp để giám sát toàn diện hoạt động của thị trường tài chính, theo dõi sự luân chuyển của dòng tiền, của các hoạt động đầu tư chéo, sở hữu chéo và các giao dịch ngân hàng ngầm.