Đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 – 72 tháng tại thành phố Cần Thơ
Tác giả: Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Phan Việt Hưng, Võ Văn Thi, Nguyễn Văn TuấnTóm tắt:
Nhằm phân tích đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 – 72 tháng tại thành phố Cần Thơ. Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp của não bộ, thuật ngữ “phổ” chỉ sự đa dạng về triệu chứng và mức độ của rối loạn với tỷ lệ mắc khoảng 1%-2% dân số. Phụ huynh là người phát hiện đầu tiên qua 2 triệu chứng chậm nói và giảm tiếp xúc mắt chủ yếu ở giai đoạn 18-24 tháng, tuổi chẩn đoán trung bình là 31,7+-8,3 tháng, với 59,4% trẻ nặng. Nhóm trẻ <36 tháng khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội nhiều nhất, nhóm trẻ 48-72 tháng có hành vi, lời nói lặp đi lặp lại nhiều nhất và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm 36-48 tháng có điểm CARS cao nhất với 40,24+-8,08 và xu hướng giảm dần ở nhóm trẻ lớn hơn. Cần hướng dẫn phụ huynh nhận biết dấu hiệu giảm tiếp xúc mắt và chậm nói để phát hiện sớm rối loạn, nên sử dụng các triệu chứng đặt trưng theo nhóm tuổi để xây bộ câu hỏi sàng lọc sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
- Phát hiện mới về rối loạn giấc ngủ REM vô căn và bệnh Parkinson
- Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
- Nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện huyện Củ Chi
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não
- Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược