CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Lâm sàng
1 Lâm sàng rối loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt / Dương Minh Tâm, Trần Nguyễn Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 5(Tập 153) .- Tr. 18-25 .- 610
Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt. Rối loạn thần cấp và nhất thời (F23) là một rối loạn tâm thần thường gặp trên lâm sàng. Sau khi nghiên cứu 43 người bệnh rối loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt cho thấy nhóm tuổi thường gặp 25-34 (32,6%) và 35-44 (30,2%). Tuổi trung bình là 34,19 +- 10,1. Rối loạn này gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới (53,5% so với 46,5%). Có 36,2% người bệnh có kết hợp stress. Trong số đó, nội dung stress gặp nhiều nhất là về công việc (37,4%). Có tới 95,3% người bệnh có triệu chứng hoang tưởng và chủ yếu là hoang tưởng bị hại (90,2%), tiếp đó đến hoang tưởng bị theo dõi (60,9%). Có 65,1% người bệnh có ảo giác. Hầu hết người bệnh có áo giác thính giác (96,4%). Có 3 trường hợp có ảo giác thị giác. Ảo giác xúc giác, ảo giác vị giác và ảo giác khứu giác không thấy xuất hiện ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt.
2 Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) ở nam giới tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Hoài Bắc, Trần Văn Kiên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 5(Tập 153) .- Tr. 32-40 .- 610
Nhằm cung cấp những dữ liệu về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân các nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) ở nam giới tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) là sự lây lan của các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng từ người này sang người khác thông qua hoạt động quan hệ tình dục. STI gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe mỗi cá nhân, từ những tổn hại về tinh thần, thể chất đến những tổn hại trên sức khỏe sinh sản như chậm con, hiếm muộn ở cả nam giới và nữ giới, các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng của bà mẹ và thai nhi, thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra tử vong cho hàng triệu người trên toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bệnh mắc STI chủ yếu nằm trong độ tuổi 20-30, chiếm tỷ lệ 41,6%. Tỷ lệ đồng nhiễm đa tác nhân STI chiếm 60,9%. Chính vì vậy, việc giáo dục giới tính, tuyên truyền về tình dục an toàn và chung thủy là rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong công tác phòng tránh và giảm thiểu các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
3 Yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng / Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 171-178 .- 610
Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng. Có bốn nhóm yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng là môi trường thực tập lâm sàng, vấn đề học tập, vấn đề cá nhân và vấn đề tài chính. Stress là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở đối tượng sinh viên y khoa, đặc biệt là sinh viên điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các yếu tố liên quan đến môi trường thực tập lâm sàng, vấn đề học tập, vấn đề cá nhân, vấn đề tài chính đều làm tăng nguy cơ stress ở sinh viên điều dưỡng. Gia đình và nhà trường nên có biện pháp quản lý các yếu tố liên đến stress để giảm tình trạng stress cho sinh viên như: trang bị thêm kiến thức về sức khỏe tâm thần cho sinh viên, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần, có biện pháp giảm áp lực học tập cho sinh viên và hỗ trợ tài chính với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
4 Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Hà Nội / Phạm Thành Luân, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 212-220 .- 610
Phân tích đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Hà Nội. Quan hệ tình dục đồng giới là quần thể chịu nhiều tác động của các rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo âu. Trầm cảm, cũng như các vấn đề tâm thần khác được cho thấy là làm tăng nguy cơ lạm dụng rượu và ma túy ở những người đồng tính nam, quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ, và tình trạng nhiễm HIV. Trong nhóm có giai đoạn trầm cảm, các triệu chứng thường gặp nhất (>50%): giảm quan tâm, thích thú, khí sắc giảm, giảm năng lượng và mệt mỏi, bi quan về tương lai, rối loạn giấc ngủ, giảm tự trọng và lòng tự tin. Trong nhóm chỉ có triệu chứng trầm cảm, các triệu chứng thường gặp nhất (>50%): giảm quan tâm, thích thú, và khí sắc giảm. Mức độ trầm cảm vừa thường gặp nhất. Nghiên cứu đã cung cấp một số hiểu biết về đặc điểm trầm cảm trong nhóm MSM và cho thấy một số đặc điểm đặc trưng trong nhóm này.
5 Ca lâm sàng u cận giáp lạc chỗ kèm tăng sản một tuyến cận giáp / Lưu Thị Thảo, Nguyễn Quang Bảy, Đặng Thị Hoa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 230-236 .- 610
Nghiên cứu trình bày báo cáo ca lâm sàng u cận giáp lạc chỗ kèm tăng sản một tuyến cận giáp. Cường cận giáp nguyên phát là tình trạng sản xuất hormon cận giáp PTH không thích hợp từ một hoặc nhiều tuyến cận giáp dẫn đến tình trạng tăng calci máu. Phẫu thuật tuyến cận giáp có thể điều trị khỏi trên 95% các trường hợp cường cận giáp nguyên phát. Các nguyên nhân gây cường cận giáp dai dẳng sau phẫu thuật là đa u tuyến cận giáp, tăng sản cả bốn tuyến cận giáp, bỏ sót u cận giáp lạc chỗ. Cần chẩn đoán sớm cường cận giáp nguyên phát trên những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, tăng calci máu. Phối hợp nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp tránh bỏ sót các u cận giáp bất thường lạc chỗ. Với các trường hợp ca bệnh không điển hình, trước khi quyết định phẫu thuật cần phải được hội chẩn đa chuyên khoa gồm các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, phẫu thuật đầu mặt cổ - lồng ngực, chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân để có cái nhìn toàn diện và đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
6 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ nhiễm HBV đẻ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên / Hoàng Thị Ngọc Trâm, Hồ Cẩm Tú, Trương Văn Vũ, Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Đức Hinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 136-144 .- 610
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ nhiễm HBV đẻ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Viêm gan virut B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh thường tiến triển thành bệnh viêm gan cấp, mạn tính và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Kết luận các triệu chứng lâm sàng của vi rút viêm gan B ở thai phụ không đặc hiệu cho chẩn đoán viêm gan B; ở nhóm thai phụ có tải lượng vi rút thấp hơn 5E+07 bản sảo HBV DNA/ml thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa PBMCs của mẹ và máu cuống rốn. Triệu chứng của thai phụ nhiễm vi rút viêm gan B không còn đặc trưng nữa do những thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính.
7 Lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan của các tổn thương mạch máu ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống / Trịnh Ngọc Phát, Vũ Huy Lượng, Vũ Nguyệt Minh, Lê Huyền Minh, Hoàng Thị Phượng, Nguyễn Thị Hà Vinh, Lê Hữu Doanh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 54-61 .- 610
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan của các tổn thương mạch máu ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Xơ cứng bì hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống, biểu hiện lâm sàng đa dạng, căn nguyên chưa rõ, diễn biến mạn tính, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tổn thương mạch máu nhỏ là một đặc điểm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì hệ thống, xảy ra ở hầu hết các cơ quan từ ngoại vi đến trung tâm. Không có mối liên quan giữa giá trị áp lực động mạch phổi với điểm RCS, số lượng loét ngón hoạt động và điểm capillaroscopy bán định lượng giảm số lượng mao mạch với p>0,05. Tất cả bệnh nhân có tổn thương mạch máu ngoại vi trên cận lâm sàng và hầu hết trong số này biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Áp lực động mạch phổi tâm thu tăng vừa và phần lớn bệnh nhân chỉ có triệu chứng nhẹ. Không có mối liên quan giữa tăng áp lực động mạch phổi và tổn thương mạch máu ngoại vi.
8 So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc / Trần Thị Huyền, Vũ Huy Lượng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 69-78 .- 610
Nhằm so sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc. hội chứng Stevens – Johnson (SJS) và hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) là những phản ứng nặng, thường do thuốc, có biểu hiện ở da, niêm mạc, tuy ít gặp nhưng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh, nguy cơ tử vong cao. Kết quả cho thấy tỷ lệ viêm phế quản phổi ở nhóm TEN cao hơn nhóm SJS (p<0,05); tỷ lệ thương tổn niêm mạc miệng ở nhóm SJS cao hơn nhóm TEN (p<0,05); tỷ lệ dị ứng do allopurinol ở nhóm SJS cao hơn nhóm SJS (p<0,05); thời gian nằm viện của nhóm TEN cao hơn nhóm SJS (p<0,01). Nồng độ IFN – γ của nhóm TEN cao hơn nhóm SJS (p<0,001) còn nồng độ granulysin, TNF- α, IL – 2, IL – 4, IL – 5 và IL – 13 không có sự khác nhau giữa hai nhóm.
9 Một số chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân u hạt mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Thanh Bình, Trần Thị Thúy Hạnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 1-6 .- 610
Phân tích một số chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân u hạt mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương. U hạt mạn tính là một bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hiếm gặp. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng nặng, tái diễn, biểu hiện ở nhiều cơ quan trong những năm đầu đời như viêm hạch bạch huyết, viêm phổi, áp xe phổi, áp xe gan, nhiễm trùng huyết, các u hạt do tăng tình trạng đáp ứng viêm ở da, đường tiêu hóa, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Giảm chức năng oxy hóa của bạch cầu trung tính (BCTT) là bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hiếm gặp dẫn đến bệnh u hạt mạn tính trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trung vị chỉ số Stimulated Index (SI) của xét nghiệm DHR ở nhóm bệnh nhân là 1,6. Tất cả các bệnh nhân đều có số lượng và tỷ lệ các tế bào lympho và dưới nhóm. Đa số bệnh nhân có thiếu máu hồng cầu nhỏ với MCV thấp và số lượng hồng cầu bình thường. Các kháng thể dịch thể máu bình thường hoặc tăng trong đó chủ yếu tăng IgG.
10 Đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ viêm não thất ở bệnh nhân chảy máu não thất được đặt dẫn lưu não thất / Khuất Hồng Nhung, Lương Quốc Chính // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 42-53 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ viêm não thất ở bệnh nhân chảy máu não thất được đặt dẫn lưu não thất. Chảy máu não thất là một biến chứng thường gặp của chảy máu não và chảy máu dưới nhện. Chảy máu não thất có thể bao gồm từ một lớp máu mỏng ở sừng sau của não thất bên cho tới tràn ngập máu trong toàn bộ hệ thống não thất. Biến chứng chảy máu não thất sau đột quỵ chảy máu não hoặc chảy máu dưới nhện làm tăng áp lực nội sọ bởi hiệu ứng khối từ máu động hoặc bởi giãn não thất cấp phối hợp do tắc nghẽn hệ thống não thất. Giãn não thất cấp có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng và thường phải cần tới biện pháp can thiệp cấp cứu là đặt một dẫn lưu thất ra ngoài (EVD) nhằm theo dõi và điều trị tăng áp lực nội sọ cũng như hỗ trợ làm sạch máu trong não thất.