Kết quả tìm kiếm
Có 76978 kết quả được tìm thấy
47191Nhân tố tác động tới định mức và thực hiện định mức lao động của giáo viên

Bài viết nhận dạng những nhân tố tác động tới định mức và việc thực hiện định mức lao động của giáo viên các trường trung học phổ thông. Các nhân tố tác động tới định mức và việc thực hiện định mức lao động của giáo viên thể hiện ở các mặt: năng lực và phẩm chất của giáo viên, trình độ học sinh, chương trình, điều kiện giảng dạy, sĩ số lớp và việc duy trì sĩ số, đặc thù môn học, sức ép xã hội, cơ chế quản lý nội bộ và quản lý nhà nước trong trường. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm xây dựng các định mức và việc thực hiện định mức lao động cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

47192Nhân tố tác động tới khả năng thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Bài viết đánh tác động của các yếu tố tới khả năng thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023 bằng phươngpháp FGLS và kỹ thuật hồi quy phân vị. Kết quả cho thấy, quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp, giá trị giao dịch cổ phiếu và biến động tỷ giá tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản. Trong khi đó, lợi suất trung bình, kỳ hạn trái phiếu và lạm phát thì tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản. Kết quả cũng ghi nhận tác động không đồng nhất của các yếu tố thể chế, biến động lãi suất tiền gửi bình quân và thời gian đã lưu hành trái phiếu. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

47193Nhân tố tác động tới sự không phù hợp giữa trình độ và việc làm của lao động Việt Nam

Nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp đo lường trực tiếp về sự phù hợp giữa trình độ học vấn và công việc đang làm có kết quả thấp hơn đáng kể so với phương pháp đo lường gián tiếp; tuy nhiên, điểm chung là tỷ lệ lao động đang làm việc có trình đọ không phù hợp tương đối cao, trong đó có tới 40% đang thiếu trình độ so với công việc đang làm. Kết qura ước lượng từ mô hình heckprobit cho thấy, các yếu tooslamf tăng khả năng không phù hợp giwuax trình độ và công việc đang làm bao gồm là nam giới, đang sống với vợ (chồng), có bảo hiểm xã hôi, trình độ học vấn thấp hơn tring học phổ thông và làm việc trong các doanh nghiệp FDI.

47194Nhân tố tác động tới thanh khoản nguồn vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến nguồn vốn ổn định ròng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017. Dựa trên dữ liệu bảng của 20 ngân hàng thương mại, nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy khi thanh khoản thị trường cổ phiếu tăng lên sẽ ảnh hưởng làm giảm nguồn vốn ổn định ròng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình hồi quy của dữ liệu bảng cho thấy tăng trưởng cung tiền, tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều lên thanh khoản nguồn vốn của ngân hàng thương mại, ngược lại, tiết kiệm quốc gia tác động thuận chiều lên thanh khoản nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Hơn nữa, khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tăng lên sẽ giúp thanh khoản nguồn vốn của các ngân hàng thương mại tăng lên, tổng tài sản gia tăng sẽ khiến thanh khoản nguồn vốn của ngân hàng thương mại giảm đi. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý.

47195Nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm chức năng ngoại nhập của người tiêu dùng Việt Nam

Đề xuất và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm chức năng ngoại nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Dữ liệu điều tra từ 527 người tiêu dùng cho thấy việc sử dụng và tin tưởng vào thông tin truyền miệng trực tuyến, sự quan tâm tới sức khoẻ có tác động tích cực đến ý định tiêu dùng thực phẩm chức năng ngoại nhập. Trong khi đó chủ nghĩa hướng ngoại và vị chủng tiêu dùng không có tác động. Từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cũng được gợi mở.

47196Nhân tố thúc đẩy giảng viên đại học ở Việt Nam thực hiện nghiên cứu khoa học: áp dụng lý thuyết kỳ vọng

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết kỳ vọng để kiểm tra các yếu tố chính thúc đẩy giảng viên tiến hành nghiên cứu khoa học. Kết quả hồi quy được khảo sát từ 475 giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, Việt Nam, cho thấy các giảng viên được thúc đẩy bởi “sự hấp dẫn bên trong” nhiều hơn “sự hấp dẫn bên ngoài”. Đặc biệt nghiên cứu đã phát hiện kỳ vọng (E – yếu tố còn nhiều tranh cãi ở các nghiên cứu trước) có tác động tích cực và đáng kể đến động lực nghiên cứu của giảng viên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: (a) động lực nghiên cứu của các Giáo sư và Phó Giáo sư cao hơn giảng viên khác, thêm vào đó đối với nhóm Giáo sư và Phó Giáo sư thì nhân tố “sự hấp dẫn bên trong” cao hơn nhóm giảng viên khác và (b) không có mối quan hệ giữa động lực nghiên cứu và tuổi cũng như giới tính.

47197Nhân tố Trung Quốc trong Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của tổng thống Mỹ Donald Trump

Đề cập đến nhân tố Trung Quốc trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Donal Trump với nhận định rằng, đây là nhân tố có tính then chốt thúc đẩy những hoạt động của Mỹ trong một khu vực rộng lớn.

47198Nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước tiểu vùng sông Mekong từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay

Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước tiểu vùng sông Mekong, từ đó góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của các nước Tiểu vùng sông Mekong trong cuộc chiến tranh giành sự ảnh hưởng về chính trị, an ninh, kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.

47199Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar

Nghiên cứu những tác động của nhân tố Trung Quốc đến hai nước Ấn Độ và Myanmar cũng như đối với sự tiến triển của quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên nhiều lĩnh vực mà trọng tâm là chính trị - ngoại giao, kinh tế - an ninh quốc phòng trong giai đoạn 1992 - 2014.

47200Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Nga – Việt

Nhìn nhận lại những thay đổi trong quan hệ Nga – Trung, Nga – Việt và những tác động qua lại của chúng. Tác giả nhấn mạnh chính sách của Nga trong khu vực vẫn cởi mở và nhằm thiết lập bầu không khí tin cậy và phối hợp hành động chặt chẽ với tất cả các nước, lớn cũng như nhỏ. Nga không có mâu thuẫn về hệ tư tưởng hay các mâu thuẫn khác với cả Trung Quốc lẫn Việt Nam – vốn là nước thân thiện truyền thống của Nga, cũng như với bất kì quốc gia nào khác trong ASEAN.