CSDL Luận văn _ Luận án

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
  • Tác giả: Nguyễn Thành Tài |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Xuân Vũ |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Điều tra, đánh giá số lượng, thành phần, tính chất chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián. Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián. Đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý theo phương thức mới, đáp ứng các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên và, giữ gìn cảnh quan đô thị.

Nghiên cứu loại bỏ các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR
  • Tác giả: Phạm Minh Toàn |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Tình |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Thu thập thông tin và tổng quan các tài liệu liên quan đến các nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay. Tổng quan về đặc điểm, các quá trình trong công nghệ SBR. Thiết kế và lắp đặt mô hình ở quy mô phòng thí nghiệm. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt theo thời gian lưu nước và nồng độ ô nhiễm.

Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến và bảo quản nông sản My Anh công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm tại khu công nghiệp Tân Thành huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
  • Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Diễm |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Ánh |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Chương 1: Mở đầu; Chương 2: Điều kiện tự nhiên ,kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án; Chương 3: Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường; Chương 4: Chương trình quản lý và giám sát môi trường; Chương 5: Tham vấn cộng đồng.

Khảo sát khả năng hấp phụ kim loại nặng trong nước của vật liệu hấp phụ từ hạt me
  • Tác giả: Nguyễn Đức Quí |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Kiều Ngân |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Thu nhận nguyên liệu và tạo vật liệu than sinh học biến tính từ hạt me. Xác định các đặc trưng hóa lý của vật liệu than sinh học biến tính. Khảo sát các thông số như pH, thời gian, nồng độ, khối lượng ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ Cu2+ và Ni2+ trong nước sử dụng vật liệu than sinh học biến tính trên nền hạt me.

Đánh giá khả năng hấp phụ Ni2+ và chất màu của mùn cưa biến tính
  • Tác giả: Đinh Ri Na |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Phan Trúc Xuyên |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Tìm hiểu tổng quan về vật liệu hấp phụ. Nghiên cứu khả năng hấp phụ của mùn cưa thông qua các nghiên cứu trước đây của các nhóm tác giả trong và ngoài nước. Khảo sát khả năng hấp phụ KLN và xanh methylene của mùn cưa thường và mùn cưa biến tính. Thống kê các kết quả. Dựa vào kết quả của mô hình thí nghiệm sau đó đưa ra các đánh giá và nhận xét về hiệu quả xử lý của đề tài.