Là tập ký sự về những tay nghiện thuốc phiện, về các tiệm hút tại Hà nội nửa đầu thế kỷ 20, cũng như về thú hút hồng phiến tại Hồng Kông. Tái hiện một cách chân thực về thực trạng xã hội khá phức tạp lúc bấy giờ.
Tài liệu này giúp người học tiếng Anh có vốn từ vựng phong phú, thể hiện ý tưởng một cách bóng bẩy, giàu hình ảnh, có những câu nói đầy tính triết lý và thông thái khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài. Đồng thời nó cũng giúp người nước ngoài đang học tiếng Việt tìm hiểu kho tàng Văn hóa dân gian Việt Nam.
Cuốn “Người Quảng Nam” đã được tái lần thứ 3. Trong lần tái bản này, tác giả bổ sung thêm nhiều tài liệu mới để cuốn sách dày dặn thêm về mặt dữ liệu. Với giọng văn chân tình, nhà thơ đưa người đọc đến với đất và người xứ Quảng. Ở đó, bên cạnh chuyện ăn, chuyện uống, chuyện lịch sử vùng miền, người ta còn cảm nhận được cái tình quê thơm thảo của một ngòi bút yêu quê hương.
Sơ lược về quá trình đánh giá tiểu thuyết của Khải Hưng; Khải Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn; Quản điểm sáng tác và những cảm hứng chủ yếu trong tiểu thuyết của Khải Hưng; Những cách tân trong nghệ thuật Tiểu thuyết của Khải Hưng.
"Lều chõng" cho ta thấy Hà Nội hiện lên với nhiều nét đẹp, người Hà Nội từ những cô hàng bán giấy bút, cho đến ông chủ quán trọ cũng đều hết sức tài hoa, lịch thiệp. Ngô Tất Tố đã ghi nhận một phần những ảnh hưởng mà Hà Nội để lại trong cuộc đời những kẻ sĩ tương tự như ông. Bấy giờ mức độ xâm nhập của văn minh Tây Âu vào xã hội Việt Nam còn là hạn chế. Qua tác phẩm "Lều chõng" hiện lên chân dung tinh thần Ngô Tất Tố như một nhà nho, để rồi từ đó ta phải hình dung ra thêm Ngô Tất Tố... nhà văn, nhà báo. Tuy nhiên, đối với quá trình tư tưởng của ông trong cả hai chặng đường này, Hà Nội vẫn có một vai trò không gì thay thế được.
Nói cho phải ông Kế hiền Toại bòn xén với mọi người chớ không phải hẹp với con dòng lớn còn rộng với con vợ nhỏ. Chừng Thượng Tứ đúng tuổi ông gởi lên học trên Mỹ Tho, mỗi ngày ông cho phép ăn bánh có 5 xu mà thôi, mà chiều thứ bảy đi về thì ông bắt đi bộ, chớ ông không cho tiền đi xe. Nếu Thượng Tứ không phiền, ấy là vì có mẹ đút nhét, cha cho mỗi tuần ba cắc mà mẹ lén đưa thêm ba đồng bởi vậy bánh hàng đã phủ phê mà chiều thứ bảy lại mướn xe kéo mà về gần tới nhà rồi mới chịu xuống xe đi bộ cho cha đừng biết...