CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Phát huy bản sắc văn hóa ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025 / Phan Thị Hồng Xuân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 32-38 .- 306.09 597
Cuôi năm 2021, tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc, trường phải ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Bài phát biểu nhận được nhiều sự ủng hộ, đồng tình của các nhà khoa học, nhà chính trị ngoại giao và đặt biệt là tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước bởi bên cạnh hoa sen, cây tre từ lâu đã gắn bó với người dân và dân tộc Việt Nam. Gắn với bối cảnh xây dựng Cộng đồng ASEAN và đường lối “đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân”, bài viết trình bày 03 nội dung chính: (i) Nhân học biểu tượng và biểu tượng cây tre trong văn hóa Việt Nam; (ii) Nét đặc sắc của văn hóa ngoại giao cây tre của Việt Nam (qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng); (Ui) Phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025.
2 Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong và thích ứng chính sách của Việt Nam / Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 3-12 .- 327
An ninh nguồn nước là một trong những thách thức lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Tăng cường an ninh nguồn nước trong bối cảnh gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp thiết của các quốc gia hiện nay. Trong những năm gần đây, an ninh nguồn nước đối với các nước thuộc lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn đến tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia liên quan. Từ góc nhìn khu vực học, bài viết làm rõ tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong đối với Việt Nam, từ đó gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh nguồn nước sông Mekong củng như thúc đẩy mối quan hệ hiệu quả giữa các nước trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước sông Mekong.
3 Nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Thái ở Thái Lan / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 62-71 .- 306.09 597
Nghi lễ vòng đời là một trong những hệ thống nghi lễ chính gắn liền với chu kỳ đời người từ khi sinh ra đến khi mất đi và “cưới hỏi” là một trong những nghi lễ vòng đời quan trọng đó của người Thái ở Thái Lan, phản ánh quy luật cuộc sống “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” được diễn ra với những nghi thức để gia đình, dòng họ và cộng đồng ghi nhận sự kết hôn của đôi trai gái. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian gắn liền với phong tục tập quản, phản ánh những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa. Bài viết phân tích những nghi thức tiến hành của một đảm cưới truyền thống của người Thải ở Thái Lan biểu hiện qua các nghi lễ chính như: dạm ngõ, ăn hỏi và thành hôn để nhận diện được các quy trình tiến hành môt đám cưới truyền thống, từ đó thấy được vai trò ảnh hưởng của Phật giảo đối với đời sống tinh thần của người Thái và những kế thừa, biến đổi của các nghi lễ tổ chức cưới hỏi truyền thống và cưới hỏi hiện nay ở Thái Lan.
4 Chính sách thuốc phiện của Hà Lan ở Đông Ấn (1809 - 1942) / Phạm Văn Thủy, Trịnh Hoàng Mỹ Dương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 50 - 61 .- 330
Bài viết phăn tích những thay đổi trong chính sách thuốc phiện của thực dân Hà Lan ở Đông An. Từ năm 1809 đến 1894, thực dân Hà Lan thực thi chính sách lãnh trưng thuốc phiện, khoản việc sản xuất và buôn bản thuốc phiện ờ các địa phương cho tư sản người Hoa. Tuy nhiên, từ năm 1894, Hà Lan bãi bỏ chế độ lãnh trưng và từng bước thiết lập chế độ độc quyền thuốc phiện ở Đông Ân, kéo dài cho đến khi phát xít Nhật xâm chiếm quần đảo vào năm 1942. Bằng việc phân tích những thay đổi trong chính sách thuốc phiện của chính quyền thực dân Hà Lan ở Đông An, bài viết làm sảng tỏ mối liên hệ giữa thuốc phiện và quá trình thực dân hoá của Hà Lan ở Indonesia. Bài viết cũng phân tích cơ sở ra đời của các chính sách thuốc phiện, việc triển khai trên thực tế, hệ quả và những tác động của nó đối với thuộc địa.
5 Quản lý rủi ro biến đổi khí hậu trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Thị Hồng Vinh // Kinh tế & phát triển .- 1 .- Số 331 .- Tr. 2-11 .- 658.15
Phân tích nội dung và phân tích chủ đề được sử dụng để xem xét các báo cáo thường niên của 23 NHTM Việt Nam từ 2019-2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ rủi ro BĐKH. 70% NHTM được nghiên cứu đã ban hành qui định quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy vậy, quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu và môi trường đang được các ngân hàng tiếp cận ở góc độ trách nhiệm xã hội. Các ngân hàng cũng chưa chưa quan tâm đầy đủ đến rủi ro BĐKH ở cả tác nhân rủi ro vật chất và rủi ro chuyển đổi. Việc đo lường và đánh giá mức độ rủi ro BĐKH trong hoạt động tín dụng một cách tổng thể cũng chưa được thực hiện.
6 Hành vi rủi ro đạo đức tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – tiếp cận theo mô hình tam giác gian lận / Nguyễn Khoa Đức Anh, Đỗ Hoài Linh, Khúc Thế Anh // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 331 .- Tr. 12-22 .- 332.12
Nghiên cứu này đánh giá hành vi rủi ro đạo đức của người lao động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam theo cách tiếp cận của mô hình tam giác gian lận. Chúng tôi xử lý 1.060 quan sát hợp lệ của ba biến quan sát bậc 2 là áp lực, biện minh và năng lực bằng phần mềm SPSS26 và AMOS24. Kết quả của mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy, áp lực và biện minh là hai nhân tố ảnh hưởng đến hành vi rủi ro đạo đức, còn năng lực thì không. Chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách đến các ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý nhà nước bao gồm tăng cường công nghệ thông tin, đồng thời ban hành quy trình chặt chẽ để người lao động hạn chế những áp lực tài chính và phi tài chính; cũng như giảm ý định biện minh cho hành vi của mình.
7 Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Minh Phương, Tạ Thị Chinh, Trần Bình Minh, Đinh Phương Hà // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 331 .- Tr. 23-31 .- 332.12
Nghiên cứu xác định các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2023. Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra rằng trong 5 nhân tố nghiên cứu tác động tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam thì có 3 nhân tố có ý nghĩa thống kê là Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), Quy mô tổng tài sản (SIZE) và Tỷ lệ lạm phát (INF). Bên cạnh đó, có 2 nhân tố có chiều tác động ngược với kỳ vọng của nhóm tác giả là GDP và SIZE. Việc nghiên cứu về nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2018-2023 mang ý nghĩa quan trọng, vì đây là thời kỳ ghi nhận nhiều biến động về kinh tế và tài chính, từ đó có thể rút ra bài học hữu ích để định hướng các chính sách và chiến lược trong tương lai.
8 Tác động của mức nắm giữ tiền mặt đến chi phí nghiên cứu và phát triển : bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp toàn cầu / Lê Quỳnh Liên // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 331 .- Tr. 32-41 .- 332.1
Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của mức nắm giữ tiền mặt đến chi phí nghiên cứu và phát triển. Dữ liệu nghiên cứu gồm 20.512 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trong Compustat giai đoạn 2009-2023, với 146.696 quan sát theo năm. Tác giả thực hiện các phương pháp hồi quy như bình phương nhỏ nhất, tác động cố định và tác động cố định với sai số chuẩn điều chỉnh để kiểm tra tính ổn định của kết quả. Chi phí nghiên cứu và phát triển là biến phụ thuộc, trong khi dòng tiền và sự thay đổi mức tiền mặt là biến độc lập. Nghiên cứu cho thấy dòng tiền hiện tại và trước đó làm giảm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, trong khi sự thay đổi mức nắm giữ tiền mặt tác động tích cực đến chi phí nghiên cứu và phát triển, cho thấy doanh nghiệp có thể sử dụng tiền mặt tích lũy để tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Những phát hiện này giúp đánh giá khả năng duy trì chi phí nghiên cứu và phát triển dựa trên mức nắm giữ tiền mặt.
9 Tác động của quản trị công ty đến tính thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Ngô Nhật Phương Diễm // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 331 .- Tr. 42-52 .- 658
Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích tác động của các đặc điểm thuộc quản trị công ty đến tính thận trọng trong kế toán tại 327 công ty niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 2015 đến 2022. Nghiên cứu sử dụng hồi quy đa biến thông qua mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) đã thừa nhận: các đặc điểm thuộc quản trị công ty như quy mô hội đồng quản trị, tính độc lập của hội đồng quản trị, thành viên nữ hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm hai chức danh, chất lượng kiểm toán có mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa đến tính thận trọng trong kế toán. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng thể hiện cơ cấu sở hữu (sở hữu quản lý và sở hữu nước ngoài) không có tương quan với thận trọng kế toán. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất hàm ý với các công ty niêm yết nên quan tâm cải thiện hiệu quả quản trị công ty vì đây là nền tảng cơ bản quan trọng tạo tiền đề để công ty phát triển bền vững.
10 Ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo dịch vụ đến sự hài lòng và ý định mua lại của khách hàng thế hệ Z / Đỗ Anh Đức // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 331 .- Tr. 53-61 .- 658
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo dịch vụ bao gồm đổi mới sáng tạo dịch vụ hỗ trợ và đổi mới sáng tạo dịch vụ tương tác đối với sự hài lòng và ý định mua lại của khách hàng thế hệ Z. Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) đề xuất được phân tích bằng phần mềm SmartPLS dựa trên dữ liệu từ mẫu từ 1195 phiếu trả lời. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ một cách toàn diện ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo dịch vụ đến sự hài lòng và ý định mua lại của khách hàng thế hệ Z. Nghiên cứu sẽ cung cấp những hàm ý quản trị quan trọng cho các doanh nghiệp dịch vụ trong việc thiết kế và triển khai các sáng kiến đổi mới sáng tạo phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm khách hàng thế hệ Z, thế hệ tiêu dùng tương lai tại Việt Nam.