CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Khả năng ứng dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (Foresight) trong xây dựng chính sách về an ninh môi trường / Trần Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Thị Thúy, Phạm Thị Phương Thảo, Hoàng Thanh Hương // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 73-77 .- 363
Bài viết đề cập đến: an ninh môi trường hiện nay trên thế giới tác động thế nào tới xây dựng chiến lược, chính sách vĩ mô; Đề xuất những lợi thế khi áp dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) trong việc hình thành, xây dựng chính sách dài hạn về an ninh môi trường.
2 Quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học / Mạc Thị Minh Trà, Phan Bình Minh // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 78-79 .- 570
Để có thể triển khai hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học theo các phương pháp, quy trình thống nhất và bảo đảm theo đúng các quy định pháp luật hiện hành, ngày 31/12/2024, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 53/2024/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học. Thông tư tập trung vào quy định, hướng dẫn quy trình và phương pháp thực hiện đối với 28 chỉ tiêu kiểm kê, 08 chỉ thị quan trắc đã được ban hành kèm theo tại Quyết định số 2067/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3 Nghiên cứu khả năng hấp phụ caffeine của than sinh học vỏ cà phê hoạt hóa bằng K₂CO₃ / Nguyễn Hoài Linh, Đặng Ngọc Phượng, Phạm Phương Thảo, Trần Lê Minh, Đỗ Thuỷ Tiên, Vũ Phương Uyên, Đặng Văn Hưng, Hoàng Thị Thu Hương, Đinh Thị Tú // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 4-9 .- 540
Tận dụng nguồn vật liệu phụ phẩm của sản xuất cà phê, nhiệt phân, hoạt hóa K2CO3, đánh giá khả năng hấp phụ caffeine để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo tạo vật liệu an toàn thân môi trường, hiệu quả hấp phụ cao hơn có lợi về môi trường, kinh tế và làm vật liệu chính trong sản xuất sản phẩm cà phê decaf thay thế than hoạt tính nhập khẩu.
4 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp keo tụ điện hóa xử lý crom nước thải xi mạ / Huỳnh Thị Ngọc Hân, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Trần Thành // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 36-40 .- 363
Xác định điều kiện vận hành tối ưu, đánh giá hiệu quả xử lý và bùn thải phát sinh của phương pháp. Đồng thời, đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp keo tụ điện hóa trên mô hình liên tục dạng ống. Từ những lý do trên, nghiên cứu ứng dụng phương pháp keo tụ điện hóa xử lý crom trong nước thải xi mạ đã được thực hiện.
5 Đánh giá các phương pháp phân loại lớp phủ thực vật tỉnh Hà Giang sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh SENTINEL-2 / Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Như Ngà // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 41-48 .- 363
Nghiên cứu tập trung so sánh, tìm hiểu độ chính xác của hai phương pháp Support Vector Machine (SVM) và Maximum Likelihood Classifier (MLC) trong việc ứng dụng ảnh vệ tinh để phân loại lớp phủ thực vật được áp dụng cho tỉnh Hà Giang. Từ đó, góp phần làm cơ sở khoa học trong việc quy hoạch, định hướng, quản lý, phát triển bền vững TN&MT của địa phương.
6 Xác định các rủi ro từ phía chủ đầu tư trong giai đoạn thi công xây dựng chung cư thương mại / Nguyễn Thị Phượng, Lê Anh Dũng // Xây dựng .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 162 - 167 .- 690
Nghiên cứu này tập trung xác định và phân tích các rủi ro từ phía chủ đầu tư trong giai đoạn thi công chung cư thương mại, dựa trên khảo sát 266 ý kiến từ các chuyên gia và bên liên quan trong ngành Xây dựng. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20, qua đó xác định các yếu tố rủi ro chính và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tiến độ và chất lượng thi công. Kết quả nghiên cứu cho thấy các rủi ro liên quan đến quản lý dự án, tài chính và thay đổi thiết kế là những yếu tố cần được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả thi công và giảm thiểu tổn thất cho các bên liên quan.
7 Tính toán mô men kháng nứt của tiết diện dầm bê tông cốt thép ứng với mô hình ứng xử phi tuyến song tuyến tính của bê tông / Nguyen Viet Hung // Xây dựng .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 168 - 172 .- 690
Bài báo nghiên cứu nhằm mục đích thiết lập công thức cho phép xác định một cách chính xác hơn mô men kháng nứt của tiết diện bê tông cốt thép hình chữ nhật có xét tới ứng xử phi tuyến của bê tông được đơn giản hóa dưới dạng biểu đồ ứng suất - biến dạng hai đoạn thẳng theo TCVN 5574 - 2018. Công thức thiết lập đã được kiểm chứng thực nghiệm với hầu hết các sai số nhỏ hơn 7%. Bài báo cũng tính toán mô men kháng nứt của tiết diện bê tông cốt thép ứng với các hàm lượng cốt thép khác nhau, kết quả tính toán chỉ ra rằng: (1) mô men kháng nứt tăng tuyến tính với hàm lượng cốt thép chịu kéo và hàm lượng cốt thép chịu nén; (2) hàm lượng cốt thép chịu kéo có ảnh hưởng lớn đến mô men kháng nứt trong khi ảnh hưởng của hàm lượng cốt thép chịu nén là không đáng kể; (3) phương pháp tính toán mô men kháng nứt trình bày trong TCVN 5574 - 2018 đánh giá thấp đáng kể mô men kháng nứt của tiết diện, đặc biệt trong trường hợp hàm lượng cốt thép chịu kéo lớn.
8 Xử lý phenol trong nước thải bằng công nghệ sinh học ở quy mô phòng thí nghiệm / Le Ngoc Thuan, Vu Thi Mai // Xây dựng .- 2024 .- Số 12 .- Tr. 128 - 130 .- 363
Các thí nghiệm trong nghiên cứu này sử dụng thiết bị xử lý bùn hoạt tính hiếu khí để nghiên cứu quá trình loại bỏ phenol và formaldehyde khỏi nước thải ở quy mô phòng thí nghiệm. Một mô-đun xử lý với bùn hoạt tính có thể tích 70 L, giai đoạn khởi động với thời gian lưu thủy lực là 10 giờ, giá trị pH trong khoảng 6,8-7, DO trong ngăn thiếu khí luôn nhỏ hơn 0,5 mg/L, trong ngăn hiếu khí trong khoảng giá trị 3,0 và 4,5 mg/L. Kết quả cho thấy bùn hoạt tính sau quá trình khởi động ở trạng thái ổn định với MLSS 2800 mg/L đến 3170 (mg/L), chỉ số thể tích bùn (SVI30) là 156,7 ml/g và bùn hoạt tính cho thấy khả năng lắng tốt. Phenol trong nước thải đầu vào dưới 200 mg/L, hiệu suất loại bỏ của thiết bị xử lý bùn hoạt tính rất tốt, hầu như toàn bộ phenol đều được loại bỏ khỏi nước thải. Khi xử lý nước thải bằng hỗn hợp phenol và formaldehyde, hiệu suất xử lý giảm khi tăng nồng độ chất ô nhiễm, ở nồng độ 300 mg/L formaldehyde và phenol, chỉ có 82,36% và 72,63% tương ứng được loại bỏ. Công nghệ sinh học với bùn hoạt tính có thể được sử dụng để xử lý phenol và formaldehyde trong nước thải công nghiệp.
9 Nghiên cứu đánh giá khả năng chống cháy của các tấm bê tông cốt thép giản đơn theo Tiêu chuẩn ACI 216.1M-14 / Đào Sỹ Đán // Xây dựng .- 2025 .- Số 5 .- Tr. 70 - 73 .- 624
Đánh giá khả năng chống cháy của các tấm bê tông cốt thép giản đơn theo Tiêu chuẩn ACI 216.1M- 14. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc xác định khả năng chống cháy theo phương pháp phân tích tuy phức tạp hơn phương pháp tra bảng nhưng cho kết quả tính phù hợp hơn với yêu cầu chịu lực của kết cấu. Ngược lại, phương pháp tra bảng tuy đơn giản nhưng cho kết quả tính quá bảo thủ.
10 Khả năng sử dụng bùn thải và đá thải trong khai thác khoáng sản quặng đồng Sin Quyền kết hợp tro bay nhiệt điện để chế tạo bê tông đầm lăn làm móng đường giao thông / Hồ Anh Cương, Nguyễn Trọng Dũng // Xây dựng .- 2025 .- Số 5 .- Tr. 74 - 77 .- 624
Hiện nay, Việt Nam hiện không đủ nguồn cung cát tự nhiên phục vụ nhu cầu xây dựng ở một số địa phương. Do đó, việc nghiên cứu sử dụng cát nhân tạo để thay thế cát tự nhiên là một trong những giải pháp hiệu quả không những về kinh tế, kỹ thuật mà còn cả về môi trường sinh thái. Trong nghiên cứu này đã sử dụng bùn thải, cát nhân tạo và đá dăm được gia công từ đá thải trong quá trình khai thác quặng đồng Sin Quyền (Lào Cai) kết hợp với tro bay nhiệt điện Sơn Động (Bắc Giang) để chế tạo bê tông đầm lăn (BTĐL) (RCC) trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với tỷ lệ sử dụng tro bay nhiệt điện và bùn thải khai thác quặng đồng dao động từ 10% đến 30% theo thể tích của xi măng có thể chế tạo được BTĐL với độ cứng 20 - 40 giây, các giá trị trung bình ở tuổi 28 ngày như: Cường độ chịu kéo uốn từ 3,08 - 3,58 MPa, cường độ nén 24,5 - 28,5 MPa, độ mài mòn đạt 0,300 - 0,334 g/cm2, mô-đun đàn hồi khi nén tĩnh từ 38,5 - 41,5 GPa. Từ đó, bài báo đánh giá rằng BTĐL trong nghiên cứu có thể sử dụng được cho tầng móng của mặt đường giao thông cấp cao.