CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật Việt Nam
1 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người không quốc tịch hiện nay / Hồ Hoàng Giang // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 69-78 .- 340
Phân tích pháp luật Việt Nam về người không quốc tịch, làm rõ hạn chế, vướng mắc. đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện, góp phần hạn chế tình trạng người không quốc tịch ở Việt Nam hiện nay.
2 Khả năng giải quyết tranh chấp bất động sản bằng trọng tài nước ngoài theo pháp luật Việt Nam / Đỗ Văn Đại // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 14 – 26 .- 340
Pháp luật của Việt Nam có quy định về trọng tài nước ngoài, nhưng khả năng trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản ở Việt Nam còn chưa rõ ràng trong văn bản pháp luật khi tranh chấp này thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Bài viết cho thấy xu hướng xét xử trên thực tiễn không chấp nhận giải quyết loại tranh chấp này tại trọng tài khi xem xét thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, thỏa thuận trọng tài hay phản quyết của trọng tài nước ngoài. Bài viết cũng cho thấy thực tiễn đang hiểu tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án quá rộng khi loại trừ khả năng giải quyết tại trọng tài nước ngoài và đề xuất hướng xử lý phù hợp hơn.
3 Ưu đãi khi sử dụng lao động là người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam / Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 38 – 50 .- 340
Bình đẳng về cơ hội việc làm cho người khuyết tật là một trong những vấn đề quan trọng thực thi quyền con người. Bài viết này sẽ làm rõ các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người sử dụng lao động nhằm khuyến khích họ tuyển dụng người khuyết tật, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng để phát hiện những điểm còn bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật về ưu đãi đối với người sử dụng lao động có sử dụng người lao động khuyết tật.
4 Công nhận hôn nhân đồng giới xác lập ở nước ngoài - Pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và các giải pháp gợi mở / Nguyễn Thị Hồng Trinh // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 51 – 62 .- 340
Hiện nay Việt Nam vẫn chưa công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Dù vậy, thực tiễn cho thấy ngày càng có nhiều những cặp đôi kết hôn đồng giới ở nước ngoài, trong đó có các công dân Việt Nam. Khi về Việt Nam, họ xin công nhận quan hệ hôn nhân đồng giới xác lập ở nước ngoài, hoặc nếu họ yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết việc ly hôn, các quy định pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng như thế nào? Bài viết nghiên cứu hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận việc kết hôn hoặc ly hơn giữa những người cùng giới tính tiến hành ở nước ngoài, phân tích kinh nghiệm quốc tế, từ đó đề xuất một số giải pháp cho Việt nam, trong đó có nhu cầu việc hợp pháp hóa hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
5 Quy định của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị / Hồ Diệu Huyền // .- 2023 .- Số 05 (213) - Tháng 5 .- Tr. 33 - 43 .- 327
Bình đẳng giới trong chính trị là việc nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu thứ cấp từ nhiều nguồn uy tín, đáng tin cậy, bài viết tập trung nghiên cứu về quy định của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, qua đó cho thấy việc áp dụng, thực thi và triển khai các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam hiện nay.
6 Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện và một số kiến nghị hoàn thiện / Phạm Thị Thúy Nga // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 64-77 .- 340
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một bộ phận cấu thành hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần hoàn thiện chính sách an sinh xã hội. Hiện nay pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực. Trong thời gian qua, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng nhanh nhưng độ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn thấp, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng. Trên cơ sở phân tích thực trạng quy định pháp luật và những vướng mắc chủ yếu trong thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện, bài viết đề xuất kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
7 Pháp luật về “Greenwashing” - kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Trang Linh, Hoàng Hà Anh // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 121- 137 .- 340
Kinh doanh và tiêu dùng xanh đang là xu hướng của thời đại, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của hiện tượng “greenwashing” - một hình thức quảng cáo nhằm gây ấn tượng sai lệch cho người tiêu dùng về tính “xanh” của sản phẩm. Theo pháp luật nhiều quốc gia, đây được coi là hành vi quảng cáo sai sự thật và cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết nghiên cứu các quy định pháp luật của EU, Hoa Kỳ... về “greenwashing”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này, bao gồm việc cụ thể hoá quy định về yếu tố “gây nhầm lẫn” trong quảng cáo, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp hay trao thêm quyền cho cơ quan quản lí nhà nước về quảng cáo và/hoặc cạnh tranh. Những kiến nghị này là phù hợp với bối cảnh tiêu dùng xanh Việt Nam và hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh của Việt Nam về vấn đề này.
8 Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và hiệp định về trợ cấp nghề cả của tổ chức thương mại thế giới / Trần Huynh // .- 2023 .- Số 09 (169) - Tháng 9 .- Tr. 76- 89 .- 340
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang ngày càng mở rộng sự điều chỉnh của mình đến các vấn đề thương mại phi truyền thống nhằm hướng đến sự phát triển của một nền thương mại bền vững, trong đó có vấn đề trợ cấp nghề cá. Hiệp định về trợ cấp nghề cá đã được Hội nghị Bộ trưởng WTO thông qua và đang được các thành viên xem xét chấp nhận. Bài viết phân tích các khái niệm và nội dung cơ bản trong Hiệp định trợ cấp nghề cá của WTO và đánh giá khả năng tác động đến Việt Nam.
9 Bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật Việt Nam thời Nguyễn và những bài học kinh nghiệm / Trần Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thủy // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 13-24 .- 341.48
Pháp luật Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 1884) đã dành sự quan tâm nhất định đến những đối tượng được coi là yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, tù nhân, nô tì, những người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Không chỉ ghi nhận những quyền lợi nhất định và dành những ưu đãi về vật chất và tinh thần cho nhóm người yếu thế, Nhà nước thời Nguyễn còn thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền được thực thi trên thực tế. Bài viết nghiên cứu về những quy định và biện pháp bảo vệ quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời Nguyễn nhằm chỉ ra một số giá trị đương đại, những bài học kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thế cũng như tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
10 Hoàn thiện quy định về thành viên của các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân / Cao Nhất Linh // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 82-91 .- 343.59707
Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân là tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể, do các thành viên thành lập nhằm hợp tác, tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật Hợp tác xã (sửa đổi) dự kiến có nhiều quy định về điều kiện để trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế này. Tuy vậy, vẫn còn nhiều quy định liên quan chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, việc nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định này là thật sự cần thiết, góp phần tạo sức hút cho cá nhân, tổ chức tham gia, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế hợp tác.