Quy định của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Tác giả: Hồ Diệu HuyềnTóm tắt:
Bình đẳng giới trong chính trị là việc nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu thứ cấp từ nhiều nguồn uy tín, đáng tin cậy, bài viết tập trung nghiên cứu về quy định của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, qua đó cho thấy việc áp dụng, thực thi và triển khai các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam hiện nay.
- Khả năng giải quyết tranh chấp bất động sản bằng trọng tài nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
- Ưu đãi khi sử dụng lao động là người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam
- Công nhận hôn nhân đồng giới xác lập ở nước ngoài - Pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và các giải pháp gợi mở
- Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện và một số kiến nghị hoàn thiện
- Pháp luật về “Greenwashing” - kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam