CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật Việt Nam
31 Quyền tự do đi lại theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam / Vũ Công Giao, Nguyễn Thùy Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 14(390) .- Tr. 20 – 30 .- 340
Tự do đi lại là một phần không thể thiếu của tự do cá nhân. Quyền tự do đi lại là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Xét tổng quát, pháp luật Việt Nam hiện đã phù hợp với những tiêu chuẩn cơ bản về quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế, tuy nhiên, vẫn còn một số quy định cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung.
32 So sánh quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm tại Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới / Trần Thị Ngọc Hiếu // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 20-25 .- 340
Khoa học pháp lý hình sự truyền thống chỉ quy định chủ thể của tội phạm là cá nhân thì quan niệm pháp luật hiện đại cho rằng, ngoài cá nhân, chủ thể của tội phạm còn có thể là pháp nhân. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự là hai nội dung quan trọng, mang tính phổ biến khi đề cập đến dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Do đó, nghiên cứu những điểm tương đồng hay khác biệt về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới là rất cần thiết trong việc đưa ra những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam.
33 Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành / Lê Thị Bích Thuỷ // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 81 – 92 .- 340
Bài viết phân tích quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu trên cơ sở so sánh quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 với các điều ước quốc tế bổ biến liên quan, từ đó đưa ra đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về việc giới hạn quyền lựa chọn hệ thống pháp luật của các bên trong hợp đồng cũng như xác định hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất một cách hợp lý.
34 Các tiêu chí xác định hành vi chào bán cổ phiếu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam / Trần Thị An Tuệ // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 93 – 104 .- 340
Nhà đầu tư không xác định, số lượng nhà đầu tư là những tiêu chí quan trọng bậc nhất để đánh giá một đợt chào bán cổ phiếu là riêng lẻ hay chào bán ra công chúng. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến hai tiêu chí này trong Luật chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập. Từ góc độ pháp lí, bài viết tập trung phân tích các tiêu chí xác định hành vi chào bán cổ phiếu ra công chúng, kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
35 Một số vấn đề về biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật Việt Nam / Hồ Ngọc Hiển, Đỗ Giang Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 15 – 23 .- 340
Bộ luật Dân sự năm 2015 có nhiều điểm mới tiến bộ hơn Bộ luật Dân sự năm 2005 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng, đặc biệt là chế định xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên, từ góc độ pháp luật so sánh, luật hợp đồng Việt Nam hiện nay vẫn tồn một số hạn chế nhất định liên quan đến chế tài phạt vi phạm, xác định mức bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng.
36 Nguyên nhân thời gian điều tra các vụ án tham nhũng, chức vụ thường kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần và giải pháp khắc phục / Lê Hữu Ngọc // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 31-34 .- 340
Trong những năm qua, việc phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng đạt được hiệu quả tốt hơn, năm sau cao hơn năm trước, bước đầu tạo được niềm tin trong xã hội, góp phần quan trọng thực hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đấu tranh ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn tham nhũng. Tuy nhiên, công tác giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần được khắc phục, nhất là tình trạng thời gian điều tra các vụ án tham nhũng, chức vụ còn kéo dài, việc phải trả hồ sơ đề điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều, trong đó có những nguyên nhân cần sớm được nhìn nhận, đánh giá để cá hướng khắc phục trong thời gian tới.
37 Bình luận về tội tham ô tài sản / Đỗ Đức Hồng Hà // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 42-49 .- 340
Bình luận về Tội tam ô tài sản được quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015.
38 Bình luận về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm / Lê Quang Thắng // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 50-53 .- 340
Kể từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình 2015 có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm được quy định cụ thể tại Điều 213 Bộ luật này. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích, bình luận về tội danh này.
39 Cần ban hành thông tư mới về giải quyết án trọng điểm / Hồ Ngọc Thảo // .- 2018 .- Tr. 34-37 .- 340
Thông tư liên ngành (TTLN) số 01/TTLN ngày 15/01/1994 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc giải quyết các vụ án trọng điểm đã giúp ba ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án ở các cấp phối hợp giải quyết nhiều vụ án trọng điểm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt yêu cầu chính trị chung và nhiệm vụ trọng tâm ở địa phương. Tuy nhiên, quá trình áp dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN trong hơn 23 năm qua cho thấy có nhiều nội dungk hông còn phù hợp với thực tế, cần được sửa đổi, bổ sung ...
40 Bàn về một số nội dung lớn của dự thảo luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) / Hoàng Thị Quỳnh Chi, Trịnh Phương Thảo // .- 2018 .- Số 8 .- Tr. 6-13 .- 340
Phân tích, nêu quan điểm về một số nội dung lớn của dự thảo luật đang còn có nhiều ý kiến khác nhau như: về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; đối tượng và phương thức kê khai tài sản, thu nhập; về cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập; về vấn đề xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý; xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện thông quan hoạt động thanh tra, kiểm toán; về đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng.