CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Việt Nam

  • Duyệt theo:
41 Hành trình triển khai bệnh án điện tử tại Việt Nam – mở đường cho y tế thông minh / // .- 2021 .- số 3 .- Tr. 44-50 .- 005.13

Triển khai bệnh án điện tử đã và đang mang lại lợi ích thiết thực trong chăm sóc sức khoẻ. Những bệnh án điện tử-ích bác sỹ, lợi bệnh nhân. Một số điển hình trong thực tiễn triển khai bệnh án điện tử và những bài học rút ra.

42 Kinh tế số và đo lường kinh tế số tại các nước và Việt Nam/ Đặng Thị Việt Đức / Đặng Thị Việt Đức // .- 2021 .- số 3 .- .- 330

Giới thiệu khái niệm kinh tế số và sự phát triển của khái niệm kinh tế số. Đo lường kinh tế số. Đo lường một vài khía cạnh của nên kinh tế số. Đo lường toàn diện nền kinh tế số. Kinh tế và đo lường kinh tế số tại Việt Nam.

43 Tình hình an ninh mạng của Việt Nam và thế giới trong quý I – 2021 / Quốc Trường // .- 2021 .- số 2(060) .- Tr. 48-50 .- 004

Tình hinh an ninh mạng tại Việt Nam. Tình hình an ninh mạng trên Thế giới. Dự báo xu hướng tấn công mạng trong các quý tiếp theo của năm 2021. Giải pháp phòng chống các nguy cơ tấn công an ninh mạng đang phát triển trong quý 1 – 2021

44 Nền tảng hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ / Hoàng Cẩm Thanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 2(99) .- Tr. 42-49 .- 327

Phân tích nền tảng cho việc hợp tác song phương quốc phòng kể từ những năm đầu tiên của giai đoạn bình thường hóa đến năm 2000.

45 Vai trò của ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt - Trung / Giáp Thị Vịnh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 39-46 .- 327

Phân tích vai trò quan trọng của ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt – Trung, từ đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm phát triển hình thức ngoại giao quan trọng này.

46 Ảnh hưởng của Covid-19 đến quan hệ kinh tế Việt - Trung / Ngô Hiến Vinh, Đỗ Thị Ngân, Phạm Thị Hồng Giang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 67-83 .- 327

Phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Covid-19 cũng là lời cảnh báo cho những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ kinh tế song phương, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực khắc phục từ hai phía.

47 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thị Hoài Thương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.123 -125 .- 330

Bài viết sử dụng dữ liệu từ năm 2007-2017 để tính hệ số sử dụng lao động (ILOR) của Việt Nam và 13 nước bao gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng 10 nước ASEAN theo phương pháp tính trực tiếp. Kết quả cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động Việt Nam rất thấp, chỉ xếp trên Campuchia nhưng thấp hơn Lào và bằng 1/104 hiệu quả sử dụng lao động của Mỹ, bằng 1./48 của Sigapore. Bên cạnh đó, để hiểu rõ hiệu quả sử dụng lao động của từng ngành trong nền kinh tế của Việt Nam, tác giả tính hệ số ILOR cho từng ngành và kết quả chỉ ra rằng ngành "Hoạt động hành chính và hỗ trợ dịch vụ" và ngành "dịch vụ ăn uống và lưu trú" có chỉ số ILOR lớn nhất (tương ứng 30,74 và 23,96) - hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất, trong khi đó ngành có hệ số ILOR nhỏ nhất là "Sản xuất và phân phối điện, nước và khí đốt" và ngành "Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm" (tương ứng 0,43 và 2,06). Qua kết quả tính toán, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Việt Nam.

48 Phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập ASEAN / Hoàng Văn Tiến // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.7-10 .- 332.04

Bài viết này nghiên cứu sự phát triển thị trường vốn Việt Namtrong điều kiện hội nhập tài chính ASEAN, bằng phương pháp thống kê, mô tả, đánh giá, thu thập số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế và các nghiên cứu liên quan trong gia đoạn 2010-2019. Trên cơ sở đó, tác giả khái quát tình hìnhphats triển thị trường vốncuae Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN, phân tích cơ hội, thách thức khi hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, từ đó đưa ra triển vọng của thị trường vốn Việt Nam khi hội nhập tài chính .

49 Truyền thông thương hiệu Quốc gia của các nước với vai trò chủ tịch Asean và bài học dành cho Việt Nam năm 2020 / TS. Đỗ Huyền Trang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 113-144 .- 327

Nghiên cứu truyền thông thương hiệu Quốc gia của các nước với vai trò chủ tịch Asean. Từ đó rút ra bài học giúp Việt Nam tận dụng những cơ hội trong năm 2020 để truyền thông quảng bá thương hiệu quốc gia của mình.

50 Cuộc tranh luận về ngoại giao chuyên biệt của Ca-Na-Đa và bài học cho Việt Nam / Trì Trung // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 173-198 .- 327

Khái quát về bối cảnh ra đời của khái niệm ngoại giao chuyên biệt. Tìm hiểu về nội dung ngoại giao chuyên biệt với vai trò là một chiến lược đối ngoại. Tìm hiểu về các tranh luận xung quang ngoại giao chuyên biệt, từ đó đưa ra các đánh giá về khái niệm này. Liên hệ với chiến lược đối ngoại của Việt Nam.