CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Việt Nam

  • Duyệt theo:
51 Hợp tác về lao động giữa Việt Nam – Liên Bang Nga trong bối cảnh mới / Đặng Minh Đức, Nguyễn Thị Khánh Vân // .- 2020 .- Số 5(236) .- Tr. 35-47 .- 327

Phân tích cơ sở pháp lý và kết quả về hợp tác lao động giữa hai bên Việt Nam – Liên Bang Nga trong bối cảnh mới. Đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nga.

53 Động cơ chia sẻ video quảng cáo trên mạng xã hội và hàm ý với Việt Nam / Vũ Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Lê Lộc Tiên, Phạm Tuấn Anh // .- 2019 .- Số 716 .- Tr. 123 – 126 .- 658.8

Nghiên cứu về động cơ chia sẻ video quảng cáo trên mạng xã hội của người tiêu dùng, bài viết đề xuất giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp tạo ra những nội dung quảng cáo, kế hoạch marketing lan truyền hiệu quả.

54 Giải pháp thúc đẩy thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh ở Việt Nam / Mai Văn Tiến // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (331) .- Tr. 11 - 13 .- 363

Là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định phương thức Tăng trưởng xanh là mục tiêu cho phát triển bền vững đất nước và thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đó cũng là cơ hôi nâng cao đời sống cho người dân thông qua việc tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tiếp tục theo đuổi thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

55 Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến một ngành công nghiệp của Việt Nam / Nguyễn Thắng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 12 (729) .- Tr. 14 - 16 .- 330

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân đang làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam, cả tác động tích cực và bất lợi. Tuy nhiên, trong trung hạn, nhiều lao động, đặc biệt là lao động ít kỹ năng có thể sẽ bị ảnh hưởng do quá trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Trong trường hợp ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp tục gia tăng.

56 Sự phát triển của FinTech tại Trung Quốc, Hồng Công và Ấn Độ kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hoài Lê, Ngô Thị Hằng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 1 (221) .- Tr. 3 - 17 .- 332.12

Cung cấp các kinh nghiệm về phát triển FinTech của các quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá là đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, từ đó, chỉ ra các bài học kinh nghiệm cho quản lý và phát triển FinTech ở Việt Nam.

57 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Phương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 9 (228) .- Tr. 80 - 91 .- 327

Đánh giá FDI từ EU vào ASEAN nói chung và vào Việt Nam nói riêng; nhận diện những cơ hội và thách thức đốiv ới Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước EU trong thời gian tới; từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

58 Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam / Phạm Hồng Chương, Trần Công Thắng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 8 (168) .- Tr. 44 - 54 .- 330

Trình bày tổng quan về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, phân tích các rào cản hạn chế doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

59 Tìm hiểu cơ chế “kiềm chế - đối trọng” trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ và liên hệ với Việt Nam / Phạm Ngọc Lam Giang // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 9(82) .- Tr. 41 - 48 .- 327

Tìm hiểu về phương thức hoạt động của cơ chế “kiềm chế - đối trọng” trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra một số đánh giá và liên hệ với Việt Nam hiện nay.

60 Hành trình phân loại rác tại nguồn vì một Việt Nam xanh / Châu Loan // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 42 – 43 .- 363

Phóng viên Tạp chí Môi trường dã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Thoa – Giám độc Công ty mGreen về hành trình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vì một Việt Nam xanh.