CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: WTO
1 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các quốc gia đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO / Ngô Trọng Quân // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 108-121 .- 346.5970702632
Thuật ngữ đối xử đặc biệt và khác biệt được sử dụng xuyên suốt trong các hiệp định của WTO để mô tả một số điều khoản hướng đến việc dành ưu đãi hơn cho các nước thành viên đang phát triển và kém phát triển nhất trong hệ thống thương mại đa phương. Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO thừa nhận sự hạn chế về trình độ phát triển của nhóm các quốc gia này, từ đó đặt ra các ưu đãi và trợ giúp pháp lí cho họ nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả hơn vào cơ chế giải quyết tranh chấp. Bài viết hệ thống các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO; phân tích thực tiễn giải thích và áp dụng chúng; đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam để tận dụng các ưu đãi này với tư cách một nước thành viên WTO đang phát triển.
2 Xu thế và tiềm năng phát triển thương mại điện tử / Mai Thị Quỳnh Nhưt // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 72-74 .- 381.142
Thương mại điện tử là hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên internet. Xu hướng mua sắm hiện nay đang chuyển dịch từ mua sắm truyền thống sang trực tuyến và thương mại điện tử đang trở thành một phần quan trọng của hoạt động mua sắm. Mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng tiết kiết kiệm thời gian, có thể tìm thấy nhiều sản phẩm khác nhau với giá cả cạnh tranh, nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn so với mua sắm truyền thống.
3 Thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO & những khuyến nghị / Lê Thị Mai Hương // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 67(77) .- Tr. 3-8 .- 327
Bài viết nêu lên thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam trên các lĩnh thương mại xuất nhập hẩu hàng hóa và dịch vụ kể từ sau gia nhập WTO. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính nhằm nêu bật tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2021. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, hàng hóa xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu của VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2021 đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và đặc biệt cán cân thương mại đã thặng dư kể từ năm 2016 cho đến nay. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam nhằm làm cơ sở đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian tới Thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO & những khuyến nghị.
4 Tranh chấp về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm tại WTO / Tào Thị Huệ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.20 – 27 .- 340
Theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các thành viên là nước đang phát triển được đối xử đặc biệt và khác biệt. Tranh chấp chủ yếu liên quan tới quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt là nước thành viên khi ban hành các quy định trong nước về tiêu chuẩn sản phẩm cần tính đến nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển. Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới vấn đề này có thể mang lại nhiều kinh nghiệm đối với Việt Nam ở vị thế là một nước đang phát triển. Trong bài viết này, tác giả trình bày về nội dung của quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt, thực tiễn giải quyết tranh chấp và các vấn đề pháp lý quan trọng trong giải thích và áp dụng quy định này theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm tại WTO. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các kiến nghị đối với Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.
5 Cải cách tổ chức thương mại thế giới và những tác động đối với lĩnh vực tài chính / Trần Thị Thu Huyền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 9-11 .- 658
Cải cách tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã trở thành chủ đề cấp thiết, được chú trọng thúc đẩy và tác khẳng định tại nhiều khuôn khổ hội nghị của các nhà lãnh đạo kinh tế trên toàn cầu. Cho đến nay, các nền kinh tế thế giới đưa ra nhiều quan điểm, sáng kiến về cac nội dung ưu tiên, xu hướng cải cách của WTO hướng đến giải quyết được các thách thức mới của thế kỷ XXI. Bài viết khái quát các vấn đề đặt ra liên quan đến cải cách WTO, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này và đánh giá tác động đối với lĩnh vực tài chính.
6 Mua sắm chính phủ trong khuôn khổ WTO – Quá trình phát triển và một số thách thức / Trần Thu Yến // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 89-100 .- 340
Bài viết phân tích những thành tựu và bình luận về các thách thức của WTO trong lĩnh vực mua sắm chính phủ trong bối cảnh các hiệp định thương mại nổi lên, qua đó làm rõ hiệp định thương mại khu vực với những cam kết về mua sắm chính phủ sẽ là động lực phát triển Hiệp định Mua sắm chính phủ trong khuôn khổ WTO.
7 Quy định của WTO về tự vệ và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Phạm Hương Giang // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 22 - 36 .- 340
Bài viết phân tích quy định của WTO về tự vệ, tình hình sử dụng biện pháp tự vệ trên thế giới và tại Việt Nam, tình hình điều tra tự vệ với hàng xuất khẩu của Việt Nam; chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình thực thi pháp luật tự vệ (khởi kiện), xử lí các vụ việc tự vệ với hàng xuất khẩu Việt Nam; đưa ra những khuyến nghị cho cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp sản xuất trog nước trong việc tận dụng biện pháp này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như lường trước đươc khả năng bị điều tra các biện pháp tự vệ đối với hàng xuất khẩu.
8 Quy định của WTO về bảo vệ môi trường và những vấn đề pháp lí đặt ra cho Việt Nam / Tào Thị Huệ // Luật học .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 17-27 .- 340
Mặc dù không phải là tổ chức quốc tế về lĩnh vực môi trường nhưng Phần mở đầu của Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã xác định, tự do hoá thương mại vẫn phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều quy định trong các hiệp định của WTO cũng cho phép thành viên bảo vệ môi trường song không quy định thành viên bảo vệ môi trường thông qua biện pháp nào. Uỷ ban về Thương mại và Môi trường (CTE) của WTO có nhiệm vụ nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiệp định của WTO với các hiệp định thương mại đa phương về môi trường, thúc đẩy quá trình đàm phán vấn đề môi trường trong WTO nhưng vẫn chưa đạt kết quả. Trong bối cảnh đó, Việt Nam, với tư cách là thành viên WTO, cần cân nhắc khi áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường để đảm bảo đáp ứng quy định của WTO.
9 Tổ chức thương mại thế giới: Những thành tựu và thách thức đang đặt ra / Trần Anh Tuấn // Luật học .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 3 - 14 .- 340
Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập ngày 01/01/1995. Trong 25 năm qua, Tổ chức Thương mại thế giới đã có nhiều đóng góp to lớn cho tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu, góp phần cải thiện luật lệ quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống pháp luật nội địa của quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Tổ chức Thương mại thế giới ngày càng nảy sinh nhiều bất cập trong tổ chức và hoạt động. Trước thực trạng đó, nhìn nhận lại vai trò cũng như đánh giá khách quan, chính xác những thành tựu đã đạt được và thách thức của Tổ chức Thương mại thế giới trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
10 Thực tiễn 10 năm Việt Nam tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO / Nguyễn Ngọc Hà // Luật học .- 2018 .- Số 2 (213) .- Tr. 3 – 15 .- 340
Bài viết phân tích thực tiễn Việt Nam tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với các hình thức cụ thể như: Tham gia với tư cách nguyên đơn, bên thứ ba trong các vụ tranh chấp; tham gia vào các phiên họp của cơ quan giải quyết tranh chấp. Các phân tích cho thấy, bên cạnh những thành công đạt được, Việt Nam còn phải đối mặt nhiều khó khăn và thách thức. Từ đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị để tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và giúp Việt Nam có thể thu được những lợi ích từ sự tham gia đó.