CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ học tri nhận

  • Duyệt theo:
1 Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận / Phan Phương Thanh // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 13-22 .- 400

Nghiên cứu, khảo sát các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Hiện nay nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là hướng nghiên cứu đang được nhiều người quan tâm.

2 Mạo từ tiếng Anh từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận / Bùi Phú Hưng // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 43-49 .- 420

Phân tích đặc điểm của mạo từ theo góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Từ đó, tác giả đưa ra gợi ý về việc dạy học mạo từ cho người Việt. Mạo từ tiếng Anh là một loại hư từ và là thành phần bổ nghĩa cho danh từ.

3 Nghiệm thân liên quan đến hình ảnh ẩn dụ trong tiếng Nhật / Nguyễn Tô Chung // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 38-39 .- 495.6

Trình bày những khảo sát bước đầu về kinh nghiệm liên quan đến cảm giác vận động, cảm giác thân thể và mở rộng nghĩa ẩn dụ trong khái niệm. Nghiệm thân là quá trình con người lấy các bộ phận của cơ thể và sự trải nghiệm của thân xác để định hình hệ thống ý niệm và tư duy.

4 Ẩn dụ cấu trúc về chiến tranh trong tác phẩm “rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành / Phạm Thu Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 133-138 .- 800.01

Ẩn dụ ý niệm là một phương thức tư duy của con người. Tìm hiểu ẩn dụ ý niệm về chiến tranh trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là tìm hiểu về dấu ấn tư duy cũng như phông nền văn hóa ở trong tác phẩm này.

5 Bước đầu nghiên cứu ngữ nghĩa tiếng Việt từ lí thuyết sơ đồ hình ảnh của ngôn ngữ học tri nhận / Nguyễn Đình Việt // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 1(387) .- Tr. 72-80 .- 495.1

Bài viết này vận dụng lí thuyết sơ đồ hình ảnh của ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể là 4 sơ đồ hình ảnh: Vật thể, mối dây, bộ phận – tổng thể, trung tâm – ngoại vi để phân tích một số biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Việt. Qua đó, bài viết sẽ biện giải rõ hơn vai trò của sơ đồ hình ảnh đối với quá trình ý niệm hóa diễn ra trong trí não trên cơ sở nghiệm thân cũng như gợi mở cho việc vận dụng những sơ đồ hình ảnh khác để nghiên cứu tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa.

6 Giải mã tên hoa trong tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận / Phan Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Minh Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 10 (331) .- Tr. 12-19 .- 800.01

Để giải mã tên gọi của các loài hoa, bài báo ap dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận để thống kê và phân loại các loại miền nguồn được dùng để “gọi tên” hoa theo cơ chế ẩn dụ, từ đó kiến giải tại sao lại dùng các miền nguồn này để đặt tên cho hoa.

7 Hoán dụ tri nhận : vài cứ liệu về hoán dụ tri nhận trong tác phẩm ngục trung nhật ký / Phạm Ngọc Tuấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 3(323) .- Tr. 91-100 .- 400

Tìm hiểu và phân tích những bình diện của trải nghiệm và tri nhận từ các miền dựa trên cứ liệu về hoán dụ tri nhận qua một số trích đoạn thơ trong tác phẩm “ngục trung nhật ký” nhằm khắc họa và nhận diện rõ them những giá trị chân lí cao trong hệ thống từ tưởng Hồ Chí Minh.

8 Ngữ pháp tri nhận / Nguyễn Thiện Giáp // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 3-11 .- 400

Trình bày một số nội dung cơ bản về ngữ pháp tri nhận. Ngữ pháp tri nhận về cơ bản là đối nghịch với xu hướng nổi trội trong lý thuyết ngôn ngữ học hiện nay. Nó nới về các hình tượng vào thời điểm mà nghĩa thường được theo đuổi với bộ máy bắt nguồn từ logic hình thức.

9 Các thành phần chính của câu từ góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận / Nguyễn Văn Hiệp // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 12-27 .- 400

Phân tích và điểm lại vấn đề nòng cốt câu và thành phần chính của câu theo quan điểm của truyền thống, quan điểm chức năng, sau đó tập trung vào quan điểm tri nhận, làm rõ đóng góp của ngôn ngữ học tri nhận về vấn đề này.