CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mai điện tử

  • Duyệt theo:
1 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam / Đinh Thị Thu Hương, Ngô Thị Hoài Linh // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 82-84 .- 332

Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 10-20% liên tục từ năm 2016 đến nay. Không chỉ đóng góp ngày càng lớn vào GDP, kinh tế số của Trung Quốc đã trở thành một động lực mới, làm tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những cú sốc từ bên ngoài. Bài viết trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trong bối cảnh xác định kinh tế số sẽ là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế trong thời gian tới.

2 Sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19: so sánh với một số nước Đông Nam Á / Phạm Minh Thái, Hà Thị Hồng Vân // .- 2023 .- Tháng 5 .- Tr. 59 - 73 .- 330

Sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh Covid-19; Sự phát triển của thương mại điện tử ở một số nước Đông Nam Á trong bối cảnh Covid-19; Một số thách thức đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.

3 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm hàng tiêu dùng trên kênh Shopee của sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Long Nhi, Lê Đức Thủ, Trương Nguyễn Hoàng Vân // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 115-124 .- 658

Kênh thương mại điện tử Shopee hướng đến phân khúc khách hàng là những người trẻ tuổi, năng động, trong đó có sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các kết quả được phân tích sau quá trình khảo sát thực tế cho thấy, sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng quan tâm đến các vấn đề về giá bán sản phẩm; ấn tượng thông qua giao diện trang web; yếu tố rủi ro và hỗ trợ trong chính sách đổi trả khi mua sắm hàng tiêu dùng trên kênh thương mại điện tử Shopee.

4 Kinh nghiệm của các nước trong quản lý thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và bài học cho Việt Nam / Đào Thị Phương Liên, Đoàn Cao Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 54 – 56 .- 658

Thương mại điện tử đã phát triển nhanh chóng và tác động mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử, tuy nhiên, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại xuyên biên giới đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Trong bài viết, tác giả phân tích kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ở một số quốc gia, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với Cơ quan thuế Việt Nam.

5 Thực trạng và giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt / Huỳnh Văn Thái // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 37 – 40 .- 332

Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển thị trường, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số. Mặc dù được dự báo có nhiều triển vọng phát triển với các xu hướng rất rõ ràng, tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn một số thách thức và để phát triển tương xứng với kỳ vọng, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ.

6 Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam / Lê Thị Chi, Nguyễn Thị Hồng Nguyên, Huỳnh Văn Thái // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 61 – 64 .- 658

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 18% và dự báo quy mô thị trường có khả năng lên tới 26 tỷ USD vào năm 2024. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng to lớn đó, thương mại điện tử ở Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Bài nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

7 Hiệu quả ứng dụng chữ ký số trong hoạt động thương mại điện tử / Phạm Thanh Bình, Dương Thanh Tùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 51 - 54 .- 658

Với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ số và xu hướng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu, các hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng đa dạng, diễn ra vượt khỏi phạm vi quy định pháp lý của luật này. Bên cạnh đó, một số quy định của luật cũng không phù hợp với thực tiễn, đặc biệt các quy định liên quan tới chữ ký số trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử đang bùng nổ trong những năm gần đây. Dựa trên các nghiên cứu, các quy định pháp lý về giao dịch điện tử của một số quốc gia phát triển trên thế giới, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp tăng cường hiệu quả ứng dụng chữ ký số, phù hợp với xu thế phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam.

8 Ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả các mô hình bán hàng trực tuyến / Nguyễn Minh Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 92 - 95 .- 658

Những ứng dụng thương mại điện tử như website bán hàng, mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử... được coi là những giải pháp thiết yếu trong thời đại công nghệ thông tin để doanh nghiệp bán hàng trực tuyến có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn. Dù những ứng dụng thương mại điện từ này đã trở nên phổ biến với nhiều doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp chưa ứng dụng thành công để nâng cao hiệu quả bán hàng trực tuyến. Nghiên cứu này đưa ra một số đề xuất cho các doanh nghiệp để tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng trực tuyến tại Việt Nam.

9 Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh / Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long // .- 2021 .- Số 50 .- Tr. 31-42 .- 658.8

Tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. Kế thừa từ mô hình nghiên cứu trước tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện từ momo bao gồm: nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức riêng tư bảo mật, ảnh hưởng xã hội và niềm tin vào ví điện tử. Sử dụng thang đo Likert, phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy chỉ ba yếu tố nhận thức hữu ich, ảnh hưởng từ xã hội và niềm tin vào ví điện tử Momo có tác động đến biến phụ thuộc. Từ đó đề xuất hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp có chính sách nâng cao ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên.