CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giải quyết tranh chấp thương mại
1 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các quốc gia đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO / Ngô Trọng Quân // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 108-121 .- 346.5970702632
Thuật ngữ đối xử đặc biệt và khác biệt được sử dụng xuyên suốt trong các hiệp định của WTO để mô tả một số điều khoản hướng đến việc dành ưu đãi hơn cho các nước thành viên đang phát triển và kém phát triển nhất trong hệ thống thương mại đa phương. Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO thừa nhận sự hạn chế về trình độ phát triển của nhóm các quốc gia này, từ đó đặt ra các ưu đãi và trợ giúp pháp lí cho họ nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả hơn vào cơ chế giải quyết tranh chấp. Bài viết hệ thống các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO; phân tích thực tiễn giải thích và áp dụng chúng; đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam để tận dụng các ưu đãi này với tư cách một nước thành viên WTO đang phát triển.
2 Phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến thông minh để bảo vệ người tiêu dùng ASEAN / Trần Việt Dũng // .- 2022 .- Số 08(156) .- .- 346.066
Sự bùng nổ khoa học công nghệ và đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian qua thúc đẩy sự phát triển của mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến. Đây có thể là mô hình mà Cộng đồng kinh tế ASEAN có thể xem xét phát triển để thúc đẩy cơ chế bảo vệ người tiêu dùng ASEAN trong kỷ nguyên số hóa.
3 Học thuyết “phi địa phương hóa” trong thực tiễn trọng tài quốc tế / Trần Việt Dũng // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2023 .- Số 10(158) .- Tr. 91-101 .- 341.752
Học thuyết này cho rằng trọng tài quốc tế không thể ràng buộc bởi hệ thống pháp luật của bất cứ một số quốc gia nào, đặc biệt tòa án địa phương không thể có quyết định cuối cùng đối với tính pháp lý của phán quyết trọng tài khi bản thân phán quyết đó lại được thực thi ở một số quốc gia. Bài viết này sẽ phân tích lý luận và thực tiễn quốc tế trong việc áp dụng học thuyết này, từ đó đề xuất một cách tiếp cận mới cho việc phát triển qui định pháp luật trọng tài Việt Nam.
4 Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại / Nguyễn Quang Anh // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.15-19 .- 346.5970702632
Tranh chấp thương mại hiện nay là tranh chấp xảy ra cực kỳ phổ biến và phức tạp bởi vấn đề thường không chỉ nằm trong lĩnh vực thương mại mà còn liên quan tới nhiều lĩnh vực khác như đất đai, hành chính, thừa kế, hôn nhân gia đình... Điều đó đòi hỏi người Luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại không chỉ cần có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực mà còn cần vận dụng rất nhiều kỹ năng như đối thoại, hòa giải, thương lượng… và kỹ năng tranh tụng. Tất cả những kỹ năng nêu trên thường được gọi chung là kỹ năng khi giải quyết tranh chấp thương mại của Luật sư.
5 Cần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại / Nguyễn Thanh Hà // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.53-54 .- 346.59707
Hoạt động thương mại luôn tồn tại hoặc phát sinh những tranh chấp như một tất yếu khách quan. Những quan hệ thương mại càng đa dạng và phức tạp thì khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn. Trong hoạt động thương mại, khi phát sinh tranh chấp đòi hỏi phải được giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
6 Quan điểm về thỏa thuận trọng tài bất cân xứng ở nước Anh và đề xuất một số bài học cho Việt Nam / Hà Công Anh Bảo, Phạm Ngọc Gia Bảo // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 1(256) .- Tr. 22-29 .- 340
Nghiên cứu về quan điểm của nước Anh liên quan đến thỏa thuận này thông qua phân tích quá trình xét xử một số vụ việc cụ thể. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam khi áp dụng và giải quyết các vụ liên quan đến thỏa thuận trọng tài bất cân xứng.
7 Bảo vệ các giá trị phi thương mại trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới / Nguyễn Thị Anh Thơ, Trần Phương Anh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 7(146) .- Tr.20-32 .- 346.5970702632
Mặc dù các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm các qui định và cam kết sâu hơn trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ,nhưng Việt Nam chưa từng tận cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các hiệp định này. Đặt trong bối cảnh tính tương đồng của các cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên trong các điều ước thương mại quốc tế này, cũng như thực tiễn các tranh chấp trong WTO liên quan đến các giá trị thị phi thương mại rất phong phú và đa dạng, bài viết sẽ nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan tới các vấn đề bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật.
8 Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ các FTA thế hệ mới / Hoàng Thái Sơn, Trần Hồng Nhung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 773 .- Tr. 22-25 .- 332.63
Trình bày cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA. Một số lưu ý cho Việt Nam.
9 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở Hoa Kỳ / Lê Xuân Tùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 36-39 .- 340
Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ORD) được phát triển dưới dạng công nghệ ở Hoa Kỳ và Canada vào những năm 1990. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến đã phát triển do các tiến bộ công nghệ bao gồm trọng tài, hòa giải, thương lượng và đàm phán và Bắc Mỹ được xem là địa điểm mà hầu hết các hoạt động ban đầu của ODR diễn ra.Bài viết nghiên cứu đường hướng pháp luật đối với việc giải quyết tranh chấp trực tuyến ngoài Tòa án tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam.