CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo hiểm Xã hội

  • Duyệt theo:
1 Luật Bảo hiểm xã hội (Sửa đổi): Cần khoa học và có tính khả thi / Đặng Văn Thanh // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 10-12 .- 657

Với mục đích bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) của người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp và thể chế hóa các nội dung trong Nghị quyết số 28-NQ/TW theo hướng đa dạng, linh hoạt, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế và tiến tới bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn bộ lực lượng lao động, việc sửa đổi căn bản các vướng mắc và bất cập từ thực tiễn thi hành Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13; Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm yếu tố bình đẳng giới là cần thiết. Sửa đổi Luật BHXH lần này theo hướng mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích và tạo sự hấp dẫn để thu hút người lao động tham gia BHXH. Qua đó, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động đang làm việc và người hưởng lương hưu. Đồng thời, Luật sửa đổi cũng hoàn thiện quy định quản lý nhà nước và hệ thống tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch phù hợp cơ chế quản lý và bối cảnh mới của nền kinh tế.

2 Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân theo pháp luật một số quốc gia – gợi mở cho dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Trần Bảo Khanh // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 69 – 83 .- 340

Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội nước ta luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm qua từng thời kỳ, đảm bảo mọi người đều có quyền tiếp cận, tham gia và được thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội. Ở một số quốc gia như Pháp, Ba Lan... chính sách về bảo hiểm xã hội cho người nông dân được điều chỉnh khá phù hợp và thuận lợi, thu hút số lượng lớn người nông dân tham gia cũng như đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội. Đây là một trong những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo và hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn Luật Bảo hiểm xã hội đang được sửa đổi, bổ sung.

3 Về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội : một số kiến nghị cho dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Lê Thị Thúy Hương // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 93 – 102 .- 340

Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ quan trọng nhất nằm ngoài ngân sách nhà nước, được sử dụng nhằm mục đích chính chi trả các chế độ cho người thụ hưởng trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Do tác động của mộ hình “pay-as-you-go” (tọa thủ, tọa chi) trong sử dụng quỹ BHXH và tốc độ già hóa dân số nhanh ở Việt Nam, quỹ BHXH có thể đối mặt với nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Chính vì thế, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ BHXH trong Luật BHXH (sửa đổi) là rất cần thiết. Bài viết trao đổi và góp ý một số nội dung về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ BHXH trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

4 Bổ sung cơ chế xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Nguyễn Thị Thu Sương, Ngô Khánh Tùng // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 103 – 114 .- 340

Bài viết này phân tích những điểm mới của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về cơ chế xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội dưới góc nhìn so sánh với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Từ đó, bài viết đưa ra một số nhận xét về tính hợp lý trong quy định được đề ra nhằm hưởng đến hoàn thiện cơ chế xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, góp phần vào việc bảo đảm quyền lợi của người lao động và thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5 Kinh nghiệm pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chính sách bảo hiểm xã hội một lần – Đề xuất hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Nguyễn Thị Bích // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 1 – 12 .- 340

Tình hình thực thi Luật bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành cho thấy còn nhiều bất cập trong chính sách bảo hiểm xã hội một lần dẫn đến tỷ lệ rút bảo hiểm xã hội một lần và không quay lại hệ thống tương đối cao. Bài viết bình luận chi tiết về vấn đề bảo hiểm xã hội một lần cùng với tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia về chính sách rút bảo hiểm một lần tương tự. Qua đó, bài viết đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện dự thảo bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về chính sách bảo hiểm xã hội một lần.

6 Một số góp ý về chế độ thai sản đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Lường Minh Sơn // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 22 – 32 .- 340

Thai sản là một trong những chức năng mang tính tự nhiên và thiêng liêng của con người nói chung và của người lao động nói riêng. Chế độ bảo hiểm xã hội về thai sản nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Bài viết tập trung vào các chính sách mới về chế độ thai sản đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội ngày 09/10/2023.

7 Bổ sung các chế độ ngắn hạn giải pháp để mở rộng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam / Lê Ngọc Anh // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 57 – 68 .- 340

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa sâu sắc, giúp đảm bảo cuộc sống ổn định khi về già cho người lao động. Bài viết phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam hiện nay, sự cần thiết của việc bổ sung các chế độ ngắn hạn vào loại hình bảo hiểm này và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

8 Giải pháp mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình / Đinh Mai Hạnh // .- 2021 .- Tháng 9 .- Tr. 31 - 33 .- 332

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và đẩy mạnh thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ra toàn dân và coi đây là động lực phát triển bền vững đất nước. Thực tế triển khai cho thấy, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình đạt được kết quả bước đầu, nhưng so với tiềm năng vẫn ở mức thấp, nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Để tiến tới bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế toàn dân cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong thời gian tới.

9 Một số điểm về bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 19-21 .- 657

Chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là một chính sách rất tốt nhằm mở rộng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động. Bước đầu triển khai bảo hiểm hưu trí bổ sung ở nước ta đã thu hút được người sử dụng lao động và người lao động tham gia. Tuy nhiên, kết quả còn rất khiêm tốn, vì vậy phát triển bảo hiểm hưu trí bổ sung trong tương lai là rất cần thiết nhằm tạo ra hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng lao động và người lao động.

10 Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm an sinh xã hội / Bùi Sỹ Lợi // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 77 - 80 .- 332

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Bộ Chính trị về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đến nay, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng đã đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong thực tiễn quá trình triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách theo hướng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội tiến tới bao phủ toàn bộ lực lượng lao động xã hội, bảo đảm an sinh xã hội toàn dân.