CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo hiểm Xã hội

  • Duyệt theo:
31 Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người dân / Nguyễn Hoàng Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 14-17 .- 368

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội, thời gian tới, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

32 Phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 / Đào Duy Hiện // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 20-22 .- 368

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm thất nghiệp nói riêng đã phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cũng như người sử dụng lao động. Có thể khẳng định, bảo hiểm thất nghiệp như “chiếc phao cứu sinh” cho người lao động và người sử dụng lao động trong hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Bài viết khái quát chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phân tích vai trò, tính nhân văn của chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

33 Triển khai chính sách bảo hiểm y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 / Lê Văn Phúc // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 23-26 .- 368

Bài viết khái quát về chính sách bảo hiểm y tế (BHYT); đánh giá thực tiễn triển khai; tác động của dịch bệnh COVID-19 đến việc thực hiện chính sách BHYT, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển chính sách BHYT bền vững.

34 Hưởng bảo hiểm xã hội một lần và những thách thức đối với hệ thống an sinh xã hội Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 27-30 .- 368

Bên cạnh thành tựu đạt được trong phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, gia tăng độ bao phủ của chính sách bảo hiểm xã hội, thì xu hướng lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần xem xét, đánh giá, tổng kết để sớm có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

35 Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Bùi Sỹ Lợi // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 6-9 .- 368

Trong những năm qua, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng cơ bản quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Bài viết đánh giá thành tựu nổi bật của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, đồng thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.

36 Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân / Hoàng Bích Hồng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 10-13 .- 368

Bảo hiểm xã hội là trụ cột của chính sách an sinh xã hội Việt Nam. Với nguồn quỹ độc lập do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp, hàng năm Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chi trả cho hàng triệu lượt người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản; hàng triệu lượt người hưởng lương hưu và các chế độ hàng tháng khác, góp phần bảo đảm an sinh xã hội đất nước. Phát huy vai tròquan trọng đó, thời gian tới, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân với nhiều giải pháp trọng tâm.

37 Nhân tố tác động đến việc trích nộp các khoản theo lương cho người lao động tại doanh nghiệp / Nguyễn Thị Kim Phụng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 79-81 .- 658

Trích nộp các khoản theo lương cho người lao động được xem là quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều đơn vị vẫn cố tình né tránh, không chịu chấp hành các quy định của nhà nước liên quan đến các khoản trích nộp theo lương do sợ hao tổn chi phí. Kết quả là, việc chi trả các chế độ bảo hiểm cho người lao động gặp nhiều khó khăn, thậm chí nhiều lao động còn bị mất đi các quyền lợi mà đáng lẽ ra họ phải được hưởng. Nhằm góp phần bảo vệ phúc lợi có liên quan đến chế độ bảo hiểm cho người lao động, bài viết trao đổi về những nhân tố tác động đến ý thức chấp hành quy định trích nộp các khoản theo lương của các nhà quản lý doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về việc trích nộp các khoản theo lương tại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

38 Quản lý, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Hà Tĩnh / Lê Thị Thu Hoài // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 145-147 .- 658

Nghiên cứu tình hình quản lý, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Hà Tĩnh những năm qua, từ đó gợi ý một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Hà Tĩnh.

39 Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và một số khuyến nghị / Lê Văn Dụng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 67-70 .- 657

Qua các thời kỳ phát triển, chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam, đã không ngừng đổi mới và ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt hơn cho người tham gia hiểm y tế. Những thay đổi này là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm y tế vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bài viết phân tích thực trạng trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị.

40 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tại TP. Hồ Chí Minh / Phạm Quốc Việt, Võ Công Tâm // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 113-116 .- 658

Khảo sát 960 quan sát thu được từ người lao động khu vực phi chính thức tại TP. HCM, kết quả nghiên cứu xác nhận ảnh hưởng của các nhóm yếu tố trên đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân. Kết quả nghiên cứu này một mặt bổ sung bằng chứng thực nghiệm về hướng nghiên cứu liên quan, mặt khác là cơ sở choquyeets định điều chỉnh chính sách mở rộng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian tới.