CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển đổi số
21 Chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực ngành kế toán: thực trạng ứng dụng phần mềm kế toán tại trường Đại học Gia Định / Võ Minh Trúc // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 46-48 .- 657
Vấn đề chuyển đổi số trong sự lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là sự lựa chọn mà trở thành xu thế tất yếu nhằm mục tiêu phát triển. Bài viết này khái quát về chuyển đổi số trong lĩnh kế toán, phần mềm kế toán và phân tích thực trạng ứng dụng phần mềm kế toán đối với sinh viên ngành kế toán của Trường đại học Gia Định, xác định thuận lợi và khó khăn.Từ đó tác giả đề xuất một số giải và kiến nghị để nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm kế toán cho sinh viên trường đại học Gia Định.
22 Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại Việt Nam / Nguyễn Bích Ngọc, Đàm Hà Linh, Hoàng Gia Bảo Trịnh Thị Thu Hằng, Nguyễn Khánh Huyền, Lê Quang Huy // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 89-91 .- 004
Bài nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của Việt Nam thông qua Chỉ số sẵn sàng mạng (Network Readiness Index). Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao và tạo ra dòng chảy thương mại tích cực. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và thống kê mô tả, bài nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng mức độ sẵn sàng chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022, từ đó gợi ý một số giải pháp, khuyến nghị từ cấp độ doanh nghiệp đến cấp độ chính phủ.
23 Nghiên cứu chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics: bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản / Trần Thị Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 107-109 .- 658.7
Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh logistics tận dụng nguồn tài nguyên hiện đại để tăng khả năng kiểm soát dữ liệu trong chuỗi cung ứng và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bài báo đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics của các doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
24 Dữ liệu: tầm quan trọng trong thời đại chuyển đổi số ngày nay / Khuất Thị Bình // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 4-6 .- 005.74
Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu về tác động của dữ liệu đến một số vấn đề của đời sống. Sau thiệu một số phương pháp và một số phần mềm phân tích dữ liệu. Phần cuối tác giả sử dụng phần mềm với phương pháp Arima để dự báo ngắn hạn cho giá của mã cổ phiếu của công ty CP Tập đoàn C.E.O.
25 Đẩy mạnh phát triển du lịch tại tp. Hồ chí minh trong bối cảnh chuyển đổi số / Lý Liệt Thanh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 220-222 .- 330
Trong bối cảnh Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cũng như yêu cầu tất yếu cần thực hiện cam kết về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, thì kinh tế tuần hoàn được xác định là giải pháp tối ưu hướng đến một nền kinh tế xanh - tăng trưởng kinh tế hài hòa cùng lợi ích xã hội và môi trường. Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hiện nay.
26 Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số trong logistics / Hoàng Văn Lâm, Trần Đình Tuấn // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 158 - 160 .- 332
Chuyển đổi số đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho nhiều ngành công nghiệp, trong đó có lĩnh vực logistics. Các quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng công nghệ số để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng và logistics, từ việc tích hợp 5G cho đến việc sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể học hỏi nhiều bài học quý giá để áp dụng cho quá trình chuyển đổi số ngành logistics trong thời gian tới.
27 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam / Đàm Thị Thanh Dung // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 52 - 54 .- 332
Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, công tác phát triển nhân lực số được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số hiện nay còn có những hạn chế, cần có nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình chuyển đổi số.
28 Tác động của chuyển đổi số đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam / Hoàng Mạnh Hùng, Nguyễn Phạm Lê Hoàng, Nguyễn Song Thân // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 55 - 58 .- 332
Nghiên cứu này nhằm mục đích lượng hóa tác động của tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số đến tỷ lệ lao động thất nghiệp. Thông qua mô hình được hiệu chỉnh dựa trên Định luật Okun sử dụng bộ dữ liệu bảng cân bằng cho 63 địa phương trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2022, kết quả ước lượng từ mô hình cho thấy, chuyển đổi số trong ngắn hạn sẽ làm tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp, mặc dù vậy, nếu tỷ lệ lao động có kỹ năng cao hơn sẽ góp phần làm giảm tác động tiêu cực này từ chuyển đổi số.
29 Sức mạnh của công nghệ trong việc cải thiện giáo dục: Chuyển đổi từ truyền thống đến kỹ thuật số / Lâm Viết Dũng // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 144-150 .- 370
Bài báo nhấn mạnh vào các thách thức và cơ hội mà việc sử dụng công nghệ thông tin mang lại, cũng như những triển vọng và xu hướng của giáo dục kỹ thuật số trong tương lai. Bài viết đề cập đến các phương hướng để phát triển và áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trong thời gian tới, nhấn mạnh vào sự linh hoạt, cá nhân hóa và tương tác trong quá trình học tập. Cuối cùng, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đầu tư và hợp tác trong việc xây dựng một tương lai giáo dục hiện đại và bền vững.
30 Phát triển năng lực số cho đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học / Đậu Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Loan // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 168-173 .- 370
Bài viết tập trung xem xét khung năng lực số của giảng viên đại học và định hướng phát triển năng lực số cho giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.