CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển đổi số
11 Tác động của các chính sách đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Phạm Thu Hương // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 94 - 96 .- 658
Bài viết phân tích thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, hướng tới xây dựng doanh nghiệp số bền vững.
12 Tác động của chuyển đổi số đến thị trường lao động các nước đang phát triển / Trần Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 178-180 .- 330
Số hóa đang có tác động đến nền kinh tế và thị trường lao động trên toàn thế giới. Thông qua các kênh khác nhau, số hóa sẽ ảnh hưởng đến kết quả của thị trường lao động: việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc. “Phân chia kỹ thuật số” từ lâu đã được thừa nhận không được phân bổ đồng đều trong phạm vi từng quốc gia và giữa các quốc gia (Worldbank, 2016). Bài viết tập trung tìm hiểu đặc điểm thị trường lao động của các quốc gia đang phát triển, những tác động của quá trình chuyển đổi số đến thị trường lao động của các quốc gia này và rút ra một số hàm ý chính sách.
13 Phát triển thương mại điện tử ở Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số / Cao Anh Thịnh, Nguyễn Thị Thu Hằng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 144-146 .- 658
Thương mại điện tử đã và đang trở thành xu hướng phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Hà Nội là một trong những địa phương đứng đầu về chỉ số phát triển thương mại điện tử. Thực tiễn cho thấy, thương mại điện tử đã góp phần vào đổi mới hoạt động mua sắm, tiêu dùng của nhân dân Thủ đô, được doanh nghiệp và người dân ứng dụng ngày càng rộng rãi. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử tạiTP. Hà Nội dựa trên một số tiêu chí cơ bản đã được xây dựng, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩyphát triển thương mại điện tử trong những năm tới.
14 Hoạt động chuyển đổi số tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex: Bằng chứng thực nghiệm từ khảo sát khách hàng / Bùi Quang Tuyến, Đặng Đình Tuyên // .- 2024 .- Số 324 - Tháng 06 .- Tr. 58-69 .- 658
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về hoạt động chuyển đổi số tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) từ góc độ tiếp cận của khách hàng. Khung phân tích của chúng tôi gồm 4 thang đo phản ánh: (1) khả năng đáp ứng dịch vụ số, (2) sự sẵn sàng sử dụng của khách hàng, (3) hoạt động truyền thông về dịch vụ số, (4) yêu cầu của khách hàng về dịch vụ số. Chúng tôi sử dụng dữ liệu khảo sát từ 200 khách hàng của PJICO để rút ra những nhận định về các hoạt động chuyển đổi số tại PJICO. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và các biến nghiên cứu cho thấy khách hàng đánh giá tương đối tốt về hoạt động chuyển đổi số tại PJICO nhưng vẫn còn một số hạn chế cần điều chỉnh. Từ đó, chúng tôi đề xuất mô hình chuyển đổi số tại PJICO với 4 thành phần và 3 bước triển khai chuyển đổi số.
15 Cơ chế vận hành một số mô hình kinh doanh trong kinh tế số tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hải Hà // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 29-31 .- 330
Kinh tế số đang chứng minh tầm quan trọng của mình bằng tỷ trọng đóng góp trong GDP hàng năm ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn còn sự nhầm lẫn về phạm vi và cơ chế hoạt động các mô hình kinh doanh trong kinh tế số. Bài viết này cung cấp định nghĩa về một số mô hình kinh doanh và cơ chế vận hành các mô hình này trong kinh tế số, nhằm giúp xác định rõ các mô hình kinh doanh để từ đó các doanh nghiệp có thể ứng dụng trong thực tế.
16 Phát huy vai trò của chuyển đổi số trong việc thực thi ESG của ngân hàng thương mại Việt Nam / Hà Thị Tuyết Trinh, Trần Thị Khánh Ly // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 87-92 .- 332.12
Bài viết đánh giá tầm quan trọng của chuyển đổi số trong quá trình thực thi ESG, đưa ra một số tồn tại khi thực thi ESG tại các ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp để phát huy vai trò của chuyển đổi số trong việc thực thi ESG.
17 Chuyển đổi số trong giám sát tài nguyên nước / Trần Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 33-35 .- 363
Phân tích việc áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm quản lý hiệu quả tài nguyên nước; một số kết quả cập nhật cơ sở dữ liệu trên hệ thống giám sát tài nguyên nước Trung ương; kết quả giám sát thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, dữ liệu vận hành hồ, liên hồ chứa trên các lưu vực sông.
18 Vai trò của chuyển đổi số trong giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Quân y hiện nay / Nguyễn Đức Hưng Phùng Thị Hiền, Bùi Thị Bích Thảo // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 19-21 .- 370
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng, là xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành trong đó có Ngành Giáo dục - đào tạo. Chuyển đổi số ở Học viện Quân y thành công sẽ đem lại nhiều kết quả tốt trong giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên và công tác quản lý giáo dục, đào tạo của các cơ quan chức năng trong Học viện.
19 Thị trường trang sức Việt Nam: thành công, thách thức và tiềm năng chuyển đổi số / Phạm Thu Trang, Lục Thị Thu Hường // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 40-42 .- 658
Thị trường trang sức Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, dự báo đạt trên 4% mỗi năm giai đoạn 2024-2026. Qua nghiên cứu thị trường trang sức Việt Nam giai đoạn 2018-2023, bài viết tổng hợp những thành công và thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong bối cảnh thị trường còn nhiều dư địa phát triển. Đồng thời đưa ra các thông tin hữu ích, bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trang sức Việt Nam thực hiện chuyển đổi số hiệu quả dựa trên tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động này tại Công ty CP vàng bạc Phú Nhuận (PNJ).
20 Một số giải pháp quản trị nguồn nhân lực trong chương trình chuyển đổi số tại Vùng Đông Nam Bộ / Trần Minh Thương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 43-45 .- 658.3
Quản trị nguồn nhân lực là cả một quá trình tác động, quản lý những hoạt động của con người và thông qua con người để làm sao có thể hoàn thành công việc một cách có hiệu quả nhất. Nhưng quản trị nguồn nhân lực trong chương trình chuyển đổi số là một thách thức đối với nhà quản trị vì vậy cần phải có giải pháp căn cơ nhằm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong một tổ chức đạt được lợi ích tối ưu.