CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chuyển đổi số

  • Duyệt theo:
131 Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam : thách thức và giải pháp / Phan Anh, Nguyễn Nhật Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 4-6 .- 332.04

Bài viết trình bày khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cũng như những khó khăn, thách thức mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải đối mặt, bao gồm: (i) Thiếu khung khổ pháp lý đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý; (ii) Thách thức về mặt hạ tầng hệ thống và công nghệ; (iii) Vấn đề thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng số; (iv) Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn cao; và (v) Các rủi ro liên quan đến an ninh mạng. Từ đó, bài viết đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

132 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính / Đỗ Thị Vân Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 87-87 .- 332.024

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đang tác động sâu sắc tới thị trường lao động, với sự thay đổi cấu trúc số lượng công việc, gia tăng yêu cầu và kỹ năng liên quan tới công nghệ tài chính. Những thay đổi này làm gia tăng khoảng cách cung - cầu lao động nếu không có những ứng phó kịp thời. Để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chương trình hỗ trợ tài chính và gia tăng khả năng tiếp cận các khóa học, đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tại Việt Nam, một số giải pháp đã được thực hiện nhưng cần các sáng kiến và biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn.

133 Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam : thách thức và giải pháp / Bùi Thị Thanh Tâm, Phan Anh, Nguyễn Nhật Minh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 4-6 .- 332.04

Bài viết trình bày khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cũng như những khó khăn, thách thức mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải đối mặt, bao gồm: (i) Thiếu khung khổ pháp lý đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý; (ii) Thách thức về mặt hạ tầng hệ thống và công nghệ; (iii) Vấn đề thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng số; (iv) Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn cao; và (v) Các rủi ro liên quan đến an ninh mạng. Từ đó, bài viết đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

134 Những công nghệ cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số / Lê Thị Hồng Nhung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 13-15 .- 004

Chuyển đổi kỹ thuật số là việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các khía cạnh của một doanh nghiệp, thay đổi cơ bản cách thức hoạt động của doanh nghiệp và mang lại giá trị cho khách hàng. Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC.. đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh... Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học...

135 Chuyển đổi số trong doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam hiện nay : thực trạng và một số khuyến nghị / Nguyễn Trọng Cơ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 240 .- Tr. 41-45 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá chi tiết hơn thực trạng CĐS tại các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam, từ đó làm rõ những hạn chế, nguyên nhân để đưa ra khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác CĐS, giúp các doanh nghiệp kiểm toán nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

136 Phát triển nguồn nhân lực số trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay / Trần Việt Anh, Cảnh Chí Hoàng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 114-116 .- 658.3

Một trong các mục tiêu lớn của Việt Nam đến năm 2025 là 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Đây là giai đoạn khẩn trương để đào tạo và phát triển liên tục nguồn lực số đáp ứng cho toàn bộ doanh nghiệp và các cơ quan bộ, ban, ngành, giúp chuẩn bị cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng nguồn nhân lực số của Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này trong tương lai.

137 Chuyển đổi số - điều kiện cần để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam / Đoàn Thị Hồng Nhung // .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 47 - 52, 59 .- 657

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, kế toán Việt Nam ngày càng tiệm cận với kế toán quốc tế. Bộ Tài Chính đã và đang xây dựng lộ trình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS – International Financial Reporting Standards) tại Việt Nam. Việc triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp do có quá nhiều điểm khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS – Vietnam Accounting Standards) với IFRS. Một số phương pháp đo lường giá trị của các đối tượng kế toán đòi hỏi phải có sự ước tính. Để có thể chạy mô hình ước tính giá trị các doanh nghiệp cần thu thập được dữ liệu của ít nhất 5 năm trước đó. Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu IFRS và sự chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để có thể thực hiện việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS. Bài viết này tập trung vào xem xét vai trò của chuyển đổi số trong quá trình thu thập dữ liệu và chạy mô hình ước tính giá trị khi áp dụng IFRS.

138 Chuyển đổi số trong công tác kế toán / Bạch Thị Huyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 64 - 66 .- 657

Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán hiện nay là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp phải để theo kịp sự phát triển của thời đại, đó là thời đại của công nghệ 4.0 đã và đang đặt ra cho nghiệp Việt nam nói chung và công tác kế toán nói riêng nhiều thách thức cần phải được quan tâm nghiêm túc và đúng mức, giúp cho công tác quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp được kịp chóng và hiệu quả. Với lý do đó, thì việc chuyển đổi số trong công tác kế toán ở Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, là cần thiết và có tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.

139 Phát triển ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Trần Chí Chinh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 53-66 .- 332.12

Phân tích việc phát triển ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Để thực hiện mục tiêu này, bằng việc sử dụng phương pháp phân tích nội dung dựa trên dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên (BCTN) năm 2021 của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các NHTM Việt Nam đang ở cấp độ là loại hình ngân hàng mở và đang ở giai đoạn ứng phó với sự cạnh tranh mới. Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ khuếch tán sự đổi mới thông qua ngân hàng số, cần áp dụng hiệu quả những thành tựu của cuộc CMCN 4.0. Để thực hiện được điều này, ngoài việc cần có sự nhận thức đầy đủ về ngân hàng số, sự sẵng sàng và quyết tâm theo đuổi sự chuyển đổi số, các NHTM Việt Nam cần có những định hướng và chiến lược phù hợp đối với việc phát triển ngân hàng số.

140 Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) tại các nước đang phát triển : Khảo lược và hướng nghiên cứu mới / Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Hữu Mạnh // .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 5-19 .- 332.12

Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích những tác động của CBDC đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là việc thực thi CSTT, sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như các khía cạnh kỹ thuật khi được áp dụng. Chúng tôi cũng định hướng những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được tiến hành trong tương lai trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.