CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển đổi số
1 Chuyển đổi số trong giáo dục đại học - Những thách thức / Nguyễn Thị Huệ // .- 2024 .- Tập 20 - Số 06 .- Tr.1-7 .- 370
Việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu về nền tảng công nghệ số và chuyển đổi số trong giáo dục là vấn đề được đặt ra cấp thiết hiện nay. Bài viết trình bày khái quát chung về chuyển đổi số, những thuận lợi và khó khăn về chuyển đổi số trong dạy và học đại học; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong dạy và học đại học hiện nay.
2 Mô hình tham chiếu phục vụ chuyển đổi số công tác đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học / Ngô Bá Hùng, Đào Phong Lâm, Trần Thị Tố Quyên, Phan Phương Lan // .- 2024 .- Tập 20 - Số 06 .- Tr.8-14 .- 370
Bài viết này trình bày nghiên cứu nhằm khởi tạo một mô hình tham chiếu bao gồm các đối tượng dữ liệu và các thành phần liên quan trong vòng đời đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo đại học. Bài viết cũng trình bày phần mềm hỗ trợ mô hình tham chiếu và kết quả thí điểm bước đầu việc đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học.
3 Quản lý nhà nước đối với các trường đại học tư thục trong bối cảnh chuyển đổi số / Nguyễn Thị Ngọc Uyển, Hồ Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 9 (488) - Kỳ 1 - Tháng 5 .- Tr. 36 – 41 .- 340
Hiện nay, các trường đại học tư thục ngày càng có vị thế cao trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội ở Việt Nam. Xu hướng phát triển của trường đại học tư thục ở Việt Nam trong tương lai là tất yếu và phù hợp với xu thế các nước trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi số, việc quản lý nhà nước đối với nhóm trường đại học cần thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển mới. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích những quy định hiện hành của pháp luật về việc quản lý đối với các trường đại học tư thục và kiến nghị hoàn thiện.
4 Chuyển đổi số trong quản lí tài chính cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 29-33 .- 332
Bài viết nghiên cứu sơ lược về quản lí tài chính cá nhân và triển vọng, thực tiễn cũng như thách thức phát triển dịch vụ tài chính cá nhân trên nền tảng số tại các ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đối mặt với các thách thức hiện có của các ngân hàng Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang và sẽ có những dịch vụ trên nền tảng số, nổi bật là tích hợp dịch vụ trong ứng dụng mobile của ngân hàng dành cho cá nhân.
5 Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến công tác kế toán hiện nay ở Việt Nam / Đinh Thị Kim Xuyến // .- 2024 .- Số 249 - Tháng 6 .- Tr. 20-30 .- 657
Bài viết này chia sẻ những đánh giá về những ảnh hưởng của công cuộc chuyển đổi số mang lại đối với lĩnh vực kế toán.
6 Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến nền kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam / Trần Văn Lam // .- 2023 .- Số 27 .- Tr. 66 - 74 .- 658
CMCN 4.0 là “một cụm từ thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lí trong không gian ảo, Internet của vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS). CMCN 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lí, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy.
7 Xu thế chuyển đổi số của doanh nghiệp trong nền kinh tế số / Phạm Nghĩa // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 13 - 15 .- 658
Trong bối cảnh nền kinh tế số đang nổi lên mạnh mẽ, việc hiểu và thích nghi với xu hướng này trở thành một yếu tố quyết định cho sự thành công của mọi doanh nghiệp. Xu thế chuyển đổi số đang tác động sâu rộng vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ cách họ sản xuất, quản lý đến cách họ tiếp cận và tương tác với khách hàng. Việc áp dụng công nghệ số không chỉ giúp tăng cường hiệu quả và tối ưu hóa quy trình công việc mà còn mở ra cơ hội mới và tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Điều này càng trở nên cấp thiết khi môi trường kinh doanh ngày càng biến động và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ các nhà quản lý và doanh nhân.
8 Tác động của các chính sách đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Phạm Thu Hương // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 94 - 96 .- 658
Bài viết phân tích thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, hướng tới xây dựng doanh nghiệp số bền vững.
9 Tác động của chuyển đổi số đến thị trường lao động các nước đang phát triển / Trần Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 178-180 .- 330
Số hóa đang có tác động đến nền kinh tế và thị trường lao động trên toàn thế giới. Thông qua các kênh khác nhau, số hóa sẽ ảnh hưởng đến kết quả của thị trường lao động: việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc. “Phân chia kỹ thuật số” từ lâu đã được thừa nhận không được phân bổ đồng đều trong phạm vi từng quốc gia và giữa các quốc gia (Worldbank, 2016). Bài viết tập trung tìm hiểu đặc điểm thị trường lao động của các quốc gia đang phát triển, những tác động của quá trình chuyển đổi số đến thị trường lao động của các quốc gia này và rút ra một số hàm ý chính sách.
10 Phát triển thương mại điện tử ở Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số / Cao Anh Thịnh, Nguyễn Thị Thu Hằng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 144-146 .- 658
Thương mại điện tử đã và đang trở thành xu hướng phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Hà Nội là một trong những địa phương đứng đầu về chỉ số phát triển thương mại điện tử. Thực tiễn cho thấy, thương mại điện tử đã góp phần vào đổi mới hoạt động mua sắm, tiêu dùng của nhân dân Thủ đô, được doanh nghiệp và người dân ứng dụng ngày càng rộng rãi. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử tạiTP. Hà Nội dựa trên một số tiêu chí cơ bản đã được xây dựng, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩyphát triển thương mại điện tử trong những năm tới.