CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hội nhập kinh tế quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả / Lê Thị Khánh Hòa // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 48-52 .- 658

Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.

2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế / Phạm Thu Hương // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 4 .- Tr. 7-9 .- 657

Bằng việc hệ thống hóa chuẩn mực số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và các căn cứ hiện kế toán TNDN đã góp phần quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho ngân sách ), và cũng như trong việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất cùng với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thuế TNDN hiện hành sinh một số điểm hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để rà soát, sửa đổi cho phù hợp, đảm bộ của hệ thống pháp luật, đồng thời, xử lý được các yêu cầu đang đặt ra và đảm bảo phù cải cách chính sách thuế TNDN trên thế giới.

3 Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay / Mai Lan Hương // .- 2024 .- Số (652+653) - Tháng 02 .- Tr. 4 - 6 .- 658

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để tận dụng cơ hội phục vụ cho phát triển kinh tế bền vững, kịp thời ứng phó linh hoạt, thích nghi với những khó khăn, thách thức và tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

4 Nội dung tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng cường tiềm lực quốc phòng ở Việt Nam / Trịnh Xuân Việt // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 31-33 .- 330

Việc nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đối với các mặt trong đời sống xã hội trong đó có quốc phòng ngày càng được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều viện nghiên cứu và nhiều nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do xuất phát điểm, góc độ tiếp cận, quan điểm ý thức hệ, mục tiêu nghiên cứu có những sự khác biệt nên các công trình nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động của nó mà các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu có sự khác nhau.

5 Giải pháp thúc đẩy thương mại trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) / Nguyễn Xuân Hào // .- 2023 .- Số 645 - Tháng 10 .- Tr. 87 – 89 .- 658

Bài báo đã tập trung phân tích những nội dung quan trọng nhất của hiệp định, thực trạng thương mại Việt Nam - Vương Quốc Anh. Trên cơ sở phân đó, bài báo đề xuất những giải pháp quan trọng giúp Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp có thể tận dụng tốt hơn những lợi thế mà UKVFTA trong thời gian tới.

6 Xuất khẩu hàng hóa bền vững để tăng sức chống chịu, thích ứng của nền kinh tế / Dương Thị Hào // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 8-10 .- 330

khẩu hàng hóa bền vững có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững nền kinh tế và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dự báo kinh tế toàn cầu trong những năm tới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp khó lường với rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, khủng hoảng kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát... Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cần có những định hướng chính sách, giải pháp mang tính chiến lược nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tăng sức chống chịu, thích ứng của kinh tế.

7 Nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế / Lý Đại Hùng, Phạm Thành Công, Trần Mai Trang // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 4 (539) .- Tr. 3-15 .- 330

Bài viết này phân tích các nghiên cứu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong hội nhập là kinh tế quốc tế. Các kết quả trước đây thường tập trung vào sự tương tác của ba biển số nền tảng vĩ mộ gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái VND/USD và phản ứng của các biến số này trước các biến động bên ngoài từ kinh tế thế giới. Từ đó, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách cần neo chắc chắn được kỳ vọng lạm phát bằng các tín hiệu rõ ràng, kiên định với cam kết đầy đủ về chống lạm phát. Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ cần được kết hợp theo hướng tài trợ đầu tư công bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ với lưu lượng vừa đủ để ổn định lãi suất.

8 Thuận lợi hóa thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế : kinh nghiệm của Châu Á và hàm ý cho Việt Nam / Phạm Thị Thanh Thanh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr.151-153 .- 330

Trình bày và xử lý các thông tin cần thiết cho giao dịch thương mại quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Thuận lợi hóa thương mại mang lại những lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia. Bài viết trao đổi về tổng quan thuận lợi hóa thương mại, kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á, từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam.

9 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng cường tiềm lực quốc phòng ở Việt Nam hiện nay / Trịnh Xuân Việt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 625 .- Tr. 60 - 62 .- 658

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng cường tiềm lực quốc phòng là sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đến hoạt động tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, qua đó làm thay đổi các bộ phận, yếu tố cấu thành của tiềm lực quốc phòng.

10 Phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế / Nguyễn Thị Bích Hạnh // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 77-80 .- 337

Trong những năm gần đây dịch vụ thuế tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế, song còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết đánh giá lại thực trạng phát triển dịch vụ thuế tại Việt Nam trong bối cảnh hoi nhập kinh tế và đề xuất các giải pháp cho thời gian tới.