CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hội nhập kinh tế quốc tế

  • Duyệt theo:
21 Việt Nam và Liên Bang Nga trong hội nhập kinh tế Á – Âu và Châu Á – Thái Bình Dương / Đỗ Hương Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 82-90 .- 327

Phân tích vai trò và vị trí của hai nước trong tiến trình hợp tác và hội nhập kinh tế Á – Âu và Châu Á – Thái Bình Dương.

22 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay / Phạm Thị Thanh Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 578 .- Tr. 23 - 24 .- 330

Hội nhập kinh tế là tiến trình một quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác, chủ động hợp tác, liên kết sâu rộng với các quốc gia khác nhau trên nhiều lĩnh vực dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tuân thủ, tham gia xây dựng cá luật chơi chung chuẩn mực chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

23 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Thị Thúy Nga, Nguyễn Thị Thanh Huyền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 209 .- Tr. 47-50 .- 658

Phân tích một số khó khăn thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

24 Phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập quốc tế : cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đỗ Hải Yến // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 7-9 .- 337

Thông qua những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan về phát triển kinh tế tư nhân, những cơ hội cũng như thách thức đối với việc phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian tới

25 Phát triển dịch vụ Logistics trong bối cảnh triển khai EVFTA / Trần Đình Vi // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 9(240) .- .- 327

Phân tích một số tác động của EVFTA tới lĩnh vực dịch vụ Logistics Việt Nam. Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn, xuất nhập khẩu – thương mại, kênh phân phối,bán lẻ ....

26 Tác động của hiệp định EVFTA đến kinh tế Việt Nam và một số giải pháp đề xuất / Nguyễn Thị Thanh Tâm // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 730 .- Tr. 57 - 60 .- 658

Bài viết đánh giá tác động của EVFTA đến một số lĩnh vực kinh tế, môi trường kinh doanh và đề xuất một số giải pháp khi Việt Nam cạnh tranh trong môi trường hiệp định này.

27 Hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp tại một số trường đại học ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Thủy // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 9(94) .- Tr. 72-80 .- 327

Phân tích những hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp tại một số trường đại học điển hinh ở Việt Nam, từ đó gọi ý một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác giữa trường Đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo.

28 Kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc và Nhật Bản vào thị trường EU và bài học cho Việt Nam / Trần Hoa Phượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 19-21 .- 658

Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của một số quốc gia. Trong số các đối tác thương mại của Việt Nam, Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường vô cùng tiềm năng song cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn hết sức cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Chính vì vậy, bài viết đã tìm hiểu kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc và Nhật Bản vào thị trường EU để từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam trong hoạt động này.