CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thị trường chứng khoán
171 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Thành Hưng // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 157 .- Tr. 51-63 .- 658
Bài viết sử dụng phương pháp thống kế mô tả để phân tích thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100. Từ những kết quả nghiên cứu, bài viết gợi ý một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin trách nhiệm xã hội đầy đủ hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên có liên quan.
172 Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam : giải pháp giám sát/phòng ngừa thao túng giá / Phạm Tiến Đạt // Chứng khoán Việt Nam .- 2022 .- Số 281 .- Tr. 22 - 26 .- 332.6322
Bài viết cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về thị trường chứng khoán phái sinh, sự phát triển của thị trường này tại Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm giám sát/ phòng ngừa tình trạng thao túng giá.
173 Mối quan hệ phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán Mỹ : tiếp cận bằng mô hình copula-gjr-garch / Lê Văn Thứ, Trần Ái Kết // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 296 .- Tr. 10-22 .- 332.64
Mô hình hóa sự phụ thuộc giữa các chuỗi lợi suất chứng khoán là một bài toán khó khi mà các chuỗi lợi suất thường có biên độ dao động lớn. Việc xác định mối quan hệ phụ thuộc giữa các chuỗi lợi suất khi giả định các chuỗi lợi suất có phân phối chuẩn thường cho kết quả sai lệch. Hàm phân phối xác suất của các chuỗi lợi suất thường có đuôi dày, phản ánh các cú sốc trên thị trường tài chính. Để khắc phục nhược điểm này, bài viết vận dụng mô hình copula có điều kiện (Copula-GJR-GARCH) để mô hình hóa cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường chứng khoán Việt Nam có mối quan hệ phụ thuộc nhưng ở mức độ yếu. Hơn nữa, sự phụ thuộc đuôi dưới giữa hai thị trường cũng được tìm thấy nhưng không đáng kể.
174 Thị trường chứng khoán Việt Nam khẳng định kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế / Trần Văn Dũng // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 83-85 .- 332.64
Trải qua 21 năm phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) đã luôn khẳng định sức vươn lên mạnh mẽ và thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2021, khi nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng phải chống chịu với những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, tổng mức huy động vốn trên thị trường vẫn tăng 25% so với năm trước. Điều đó cho thấy, TTCK Việt Nam ngày càng thu hút sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
175 Tác động phi tuyến của sở hữu cổ đông lớn tới thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thu Hoài // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 522 .- Tr. 15 - 27 .- 332.401
Nghiên cứu làm rõ tác động của sở hữu cổ đông lớn tới thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập gồm toàn bộ công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018. Nghiên cứu đưa ra hàm ý chính sách cho nhà quản lý với mục tiêu tăng thanh khoản của cổ phiếu cũng như tăng tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
176 Ảnh hưởng của cấu trúc vốn và đặc điểm của hội đồng quản trị tới hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đỗ Thị Vân Trang, Trần Ngọc Mai, Phan Thuỳ Dương // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 523 .- Tr. 77-88 .- 332.6322
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 50 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009-2019. Bài viết đưa ra những khuyến nghị, đề xuất đối với các bên liên quan như các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước và các công ty kiểm toán.
177 Năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam : thực trạng và một số giải pháp cải thiện / Đặng Công Hoàn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 24(585) .- Tr. 38-45 .- 332.64
Bài viết muốn thể hiện một góc nhìn về những điểm hạn chế của nhà đầu tư cá nhân Việt Nam hiện nay cũng như đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình này nhằm bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân và cũng là bảo vệ sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
178 Cơ hội của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / TS. Trịnh Thị Phan Lan // .- 2021 .- Số 22 .- Tr. 29-34 .- 332.63
Mặc dù Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bài viết chỉ ra các cơ hội của nhà Việt Nam trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, các nhóm khuyến nghị được đưa ra trên khía cạnh là nhà đầu tư cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước.
179 Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam : Nghiên cứu thực nghiệm thông qua mô hình hồi quy ngưỡng / Phạm Thị Thanh Hoà, Đàm Thanh Tú, Bùi Thị Hà Linh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 221 .- Tr. 14-19 .- 332.6071
Bài viết nghiên cứu tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2019 thông qua mô hình hồi quy ngưỡng. Kết quả thực nghiệm là căn cứ để chúng tôi đưa ra những khuyến nghị về chính sách tài trợ cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
180 Thị trường chứng khoán Việt Nam trước bối cảnh đại dịch covid-19 và một số đề xuất hỗ trợ về mặt chính sách, pháp luật / Trần Linh Huân, Trương Thị Thảo, Lê Phạm Anh Thơ // Ngân hàng .- 2021 .- Số 23 .- Tr. 35-40 .- 332.6071
Bài viết tập trung vào (i) Phân tích, đánh giá sự tác động của dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam; (ii) Làm rõ một số chính sách, pháp luật về ổn định thị trường chứng khoán trước tác động của dịch Covid-19 và những thách thức đặt ra; (iii) Đề xuất một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về ổn định thị trường chứng khoán trước bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam.