CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bộ luật Dân sự

  • Duyệt theo:
1 Hủy phán quyết trọng tài vì lý do "trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam" thực trạng, bất cập và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Thu Vân // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 8 – 14 .- 332

Hủy phán quyết trọng tài là một chế định cho phép tòa án giám sát việc áp dụng pháp luật của hội đồng trọng tài. Các căn cứ để hủy phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, trong đó có căn cứ hủy phán quyết trọng tài vì lý do “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Việc áp dụng quy định hủy phán quyết trọng tài vì lý do nêu trên, thực tiễn thời gian qua đã phát sinh một số bất cập gây hiệu ứng tiêu cực cho quá trình thi hành phán quyết trọng tài, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng, nhận dạng một số bất cập, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

2 Quyền hưởng dụng của cộng đồng từ góc nhìn của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 – kinh nghiệm pháp luật của Hoa Kỳ, Phần Lan và Na Uy / Nguyễn Hồ Bích Hằng // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 12 – 22 .- 340

Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam đã có sự tiến bộ trong việc ghi nhận các quy định pháp luật về quyền hưởng dụng, mặc dù vậy quyền hưởng dụng này vẫn được hiểu là quyền áp dụng cho cá nhân, tổ chức. Bài viết này phân tích quy định pháp luật về quyền hưởng dụng theo pháp luật của Hoa Kỳ, Phần Lan và Na Uy đối với các tộc người bản địa ở các nước này, trên cơ sở đó nhìn nhận lại các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành của Việt Nam về vấn đề này.

3 Một số vấn đề cần bàn về quy định giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng / Phạm Văn Lưỡng // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 4 – 8 .- 340

Việt Nam là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật dân sự nên hoạt động xét xử chủ yếu dựa trên quy định của luật thành văn. Tuy vậy, không phải lúc nào các nhà lập pháp cũng kịp thời ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Vấn đề giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng là một chế định lần đầu tiên được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng và được quy định cụ thể tại Điều 5 về áp dụng tập quán và Điều 6 về áp dụng tương tự pháp luật. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này và một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn áp dụng.

4 Bồi thường thiệt hại khi ly hôn trong pháp luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam / Lê Vĩnh Châu, Ngô Khánh Tùng // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 43 – 52 .- 340

Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích, đánh giá quy định về bồi thường thiệt hại khi ly hôn được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2020 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trên cơ sở đối chiếu các quy định liên quan trọng pháp luật cũng như thực tiễn pháp lý tại Việt Nam, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ việc tiếp thu kinh nghiệm của pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhằm bảo vệ hiệu quả hơn quyền lợi của bên vợ, chồng bị thiệt hại xuất phát từ việc ly hôn do lỗi của bên chồng, vợ còn lại.

5 Đền bù kinh tế khi ly hôn theo pháp luật dân sự trung quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phúc Thiện // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 26-35 .- 340

Bài viết này cung cấp các nội dung trọng yếu liên quan đến quy định về đền bù kinh tế khi ly hôn trong Bộ luật dân sự Trung Quốc năm 2020, bao gồm: (i) nội dung và cơ sở pháp lý của quy định; (ii) thực tiễn tư pháp và (iii) góp ý hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam.

6 Thoả thuận di tặng tài sản để hỗ trợ nuôi dưỡng trọn đời trong Bộ luật Dân sự Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Phúc Thiện // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 30-42 .- 340

Bên cạnh hai hình thức thừa kế điển hình là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc, Điều 1158 Bộ luật Dân sự Trung Quốc năm 2020 có quy định về thỏa thuận di tặng tài sản để hỗ trợ nuôi dưỡng trọn đời (“thoả thuận di tặng phù dưỡng”) giữa thể nhân với cá nhân, tổ chức khác không phải là người thừa kế. Theo giới học giả Trung Quốc, đây là một phương thức chuyển di sản độc đáo, giúp giải quyết những khó khăn thiết thực trong cuộc sống và bù đắp những thiếu sót của hệ thống an sinh xã hội truyền thống tại Trung Quốc trong bối cảnh dân số bị già hoá. Bài viết phân tích các khía cạnh pháp lí của thoả thuận di tặng phù dưỡng theo quy định của Bộ luật Dân sự Trung Quốc năm 2020, trong đó làm rõ khái niệm thoả thuận di tặng phù dưỡng, chỉ ra sự khác biệt giữa thoả thuận di tặng phù dưỡng với di chúc, hợp đồng tặng cho,... cũng như điều kiện để các bên xác lập một thoả thuận di tặng phù dưỡng hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự Trung Quốc; đưa ra những gợi mở hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

7 Quyền về lối đi qua khi bất động sản bị vây bọc theo bộ luật dân sự cộng hoà Pháp / Nguyễn Dương Anh Thắng, Châu Minh Tân // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 138- 148 .- 340

Tại Pháp, quyền sở hữu tài sản nói chung và với bất động sản nói riêng là một quyền tự nhiên được quy định bởi Bộ luật Dân sự và được Hiến pháp bảo đảm, qua đó tạo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện các quyền hưởng dụng và định đoạt cho các chủ sở hữu một cách tuyệt đối và tự do. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền sở hữu bất động sản tại Pháp vẫn chịu một số hạn chế nhất định theo quy định của pháp luật mà các nội dung về dịch quyền, hay còn được biết đến với thuật ngữ quyền đối với bất động sản liền kề tại Việt Nam là một ví dụ cụ thể. Trong số các dịch quyền được quy định bởi pháp luật thì quyền về lối đi qua dành cho bất động sản bị vây bọc là một nội dung quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu bất động sản. Bài viết trình bày cơ sở pháp lí và việc áp dụng quy định liên quan đến dịch quyền về lối đi qua đối với bất động sản bị vây bọc theo Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp; liên hệ với quy định tương tự tại Việt Nam.

8 Bàn về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được / Nguyễn Minh Phú // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 36- 40 .- 340

Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được tại Điều 408, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nội dung của điều luật này còn thiếu chặt chẽ, chưa xác định rõ bản chất của tình huống nêu trên, gẫy khó khăn cho quá trình dụng trên thực tế. Bài viết tập trung phân tích, chỉ những điểm còn hạn chế của quy định này, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật sự ở nước ta.

9 Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo bộ luật dân sự năm 2015 / Bùi Ai Giôn // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 31 – 34 .- 340

Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do Bộ luật Dân sự quy định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định. Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ sở hữu, thể chế nhà nước khác nhau, việc ghi nhận các căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu cũng khác nhau. Trên cơ sở tỉnh chất, nội dung của các sự kiện pháp lý mà quyền sở hữu phát sinh có thể thuộc hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Ở bài viết này, tác giả phân tích và ra nêu một số điểm hạn chế về căn cứ xác lập quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

10 Luật của nước có mối lên hệ gắn bó nhất với hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 – Một số vấn đề còn tồn tại / Nguyễn Thu Thủy // .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 35– 49 .- 340

Trên cơ sở phân tích quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 trong tương quan so sánh với pháp luật của một số quốc gia, bài viết chỉ ra một số điểm còn tồn tại và đưa ra khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng.