Thoả thuận di tặng tài sản để hỗ trợ nuôi dưỡng trọn đời trong Bộ luật Dân sự Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phúc ThiệnTóm tắt:
Bên cạnh hai hình thức thừa kế điển hình là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc, Điều 1158 Bộ luật Dân sự Trung Quốc năm 2020 có quy định về thỏa thuận di tặng tài sản để hỗ trợ nuôi dưỡng trọn đời (“thoả thuận di tặng phù dưỡng”) giữa thể nhân với cá nhân, tổ chức khác không phải là người thừa kế. Theo giới học giả Trung Quốc, đây là một phương thức chuyển di sản độc đáo, giúp giải quyết những khó khăn thiết thực trong cuộc sống và bù đắp những thiếu sót của hệ thống an sinh xã hội truyền thống tại Trung Quốc trong bối cảnh dân số bị già hoá. Bài viết phân tích các khía cạnh pháp lí của thoả thuận di tặng phù dưỡng theo quy định của Bộ luật Dân sự Trung Quốc năm 2020, trong đó làm rõ khái niệm thoả thuận di tặng phù dưỡng, chỉ ra sự khác biệt giữa thoả thuận di tặng phù dưỡng với di chúc, hợp đồng tặng cho,... cũng như điều kiện để các bên xác lập một thoả thuận di tặng phù dưỡng hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự Trung Quốc; đưa ra những gợi mở hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
- Hủy phán quyết trọng tài vì lý do "trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam" thực trạng, bất cập và hướng hoàn thiện
- Quyền hưởng dụng của cộng đồng từ góc nhìn của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 – kinh nghiệm pháp luật của Hoa Kỳ, Phần Lan và Na Uy
- Một số vấn đề cần bàn về quy định giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng
- Bồi thường thiệt hại khi ly hôn trong pháp luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Đền bù kinh tế khi ly hôn theo pháp luật dân sự trung quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam